(HBĐT) - Xóm Kỵ, xã Tân Lập (Lạc Sơn) có 104 hộ, 479 nhân khẩu, trong đó có 80,8% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, số hộ đạt gia đình văn hóa 3 năm liên tiếp chiếm 16%. Thu nhập bình quân của xóm đạt 18 triệu đồng /người. Đây là những con số đáng mừng thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau vươn lên làm giàu xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư tại một xóm còn nhiều khó khăn.


Trồng bí đỏ lấy hạt đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xóm Kỵ, xã Tân Lập (Lạc Sơn).

Thực hiện CVĐ " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Chi bộ, Ban công tác mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể của xóm đã triển khai sâu rộng những nội dung của CVĐ đến từng hộ dân. Trước hết, cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu trong CVĐ. Tại các cuộc họp xóm, Ban công tác mặt trận thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Lãnh đạo xóm đến từng hộ vận động thực hiện nghiêm túc quy ước của xóm, thực hiện các thủ tục ma chay, cưới hỏi đơn giản. Vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm. 60% số hộ xây dựng được nhà tiêu hợp vệ sinh, 100% người dân sử dụng nước sạch.

Xóm Kỵ là xóm thuần nông, đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Chính vì vậy, cán bộ xóm Kỵ tích cực vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng KHKT vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Xác định giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng, từ đó, xóm vận động nhân dân đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, áp dụng KHKT vào sản xuất. Nhận thấy trồng lúa trên diện tích đất bị hạn, đất cát năng suất không cao, từ năm 2009, người dân trong xóm đã mạnh dạn chuyển sang trồng mướp đắng và bí lấy hạt. Ban đầu có một số hộ trồng như gia đình các ông: Bùi Văn Thiện, Bùi Trường Giang, Bùi Văn Vực…với diện tích chưa đến 1 ha, đến nay, xóm Kỵ đã mở rộng được hơn 5 ha trồng mướp đắng và bí lấy hạt. Thị trường tiêu thụ có Công ty Tân Lộc Phát đến thu mua tận vườn. Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả đã nâng mức thu nhập bình quân của người dân trong xóm lên 18 triệu đồng /người/năm.

Hưởng ứng chương trình xây dựng NTM, xóm đã vận động nhân dân đóng góp hàng nghìn ngày công làm đường giao thông nông thôn. Người dân trong xóm hiến được khoảng 1.000 m2 đất vườn làm đường xóm. Các tuyến đường nội đồng mở rộng, thuận lợi cho người dân đi lại. ô tô đi ra tận bờ ruộng góp phần nâng cao giá thành nông sản, giảm bớt chi phí vận chuyển cho người nông dân.

Ngoài ra, phong trào văn hóa, văn nghệ của xóm diễn ra sôi nổi. Các ngày lễ, tết, đội văn nghệ của xóm biểu diễn nhiều tiết mục đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Xóm Kỵ dẫn đầu về phong trào TD -TT với nhiều môn thể thao thế mạnh như bóng chuyền, bóng đá…ông Bùi Văn Thảg Trưởng xóm cho biết: Xóm Kỵ là một trong những xóm điển hình của xã trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa. Nhờ đó, nhân dân luôn nâng cao ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, tình làng, nghĩa xóm được gắn kết, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, góp phần phát triển kinh tế. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa của xóm Kỵ đã đi vào thực chất, được từng hộ dân hưởng ứng từ đó góp phần nâng cao đời sống người dân. Đây chính là cơ sở vững chắc góp phần xây dựng quê hương Tân Lập ngày càng thêm giàu đẹp.

 

                                                                          Thu Thủy

 


Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục