(HBĐT) - Đồng bào dân tộc Tày chiếm 40,57% dân số trong 5 dân tộc anh em cùng chung sống ở huyện Đà Bắc. Họ sống phân bố rải rác ở các xã: Mường Chiềng, Đồng Chum, Tân Pheo, Tân Minh, Trung Thành…


Trở lại xã Mường Chiềng, nơi có đông người Tày sinh sống nhất và được ví như "trung tâm vùng cao” của huyện, chúng tôi cảm nhận được không khí của ngày Quốc khánh. Ngày 2/9 là dịp để những người con xa quê trở về đoàn tụ, sum họp bên gia đình. ông Sa Văn Xuyên, xóm Nà Mười chia sẻ: "Gia đình tôi có 3 người con, trong đó, 2 cháu gái đang làm việc tại địa phương, cháu trai làm việc trên Sơn La là Sa Đức Hùng. Tất cả đều đã trưởng thành và lập gia đình. Riêng 2 vợ chồng Hùng phải xa nhà vì chồng đi làm, vợ đang theo học tại Đại học Tây Bắc. Chỉ có dịp lễ, tết gia đình tôi mới sum họp đông đủ. Sắp tới ngày Quốc khánh, các con gọi điện hẹn ngày về nên vợ chồng tôi mong lắm. Đợi các con về, gia đình mổ lợn làm vài mâm cơm quây quần cùng đón Tết Độc lập”.


Ông Xa Văn Băng, xóm Chiềng Can, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) thường tổ chức lễ "Làm chấm” cho gia đình theo phong tục của người Tày sau khi vui Tết Độc lập.

Chia tay ông Xuyên, chúng tôi tìm gặp chiến sỹ đã từng có 13 năm (1970-1983) lái xe tại chiến trường miền Nam, đó là ông Xa Văn Hồi, xóm Chiềng Can. Ngậm ngùi khi nhắc lại ký ức thời chiến, ông Hồi giãi bày: "13 năm lái xe tại đơn vị 670 thuộc Trung đoàn 19 cũng là 13 lần tôi đón Quốc khánh cùng đồng đội và chứng kiến những bi hùng của chiến tranh. Tôi vẫn nhớ như in cảm giác vừa ăn Tết, vừa canh gác và luôn sẵn sàng chiến đấu. Không ít lần tôi chứng kiến đồng đội anh dũng hy sinh bởi đạn, bom của quân thù. Chính những nỗi đau đó đã nuôi ý chí kiên cường, bất khuất, giúp chúng tôi chiến đấu giành độc lập cho đất nước”.

 


Đội văn nghệ xóm Nà Mặn, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) luyện tập tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày trước ngày biểu diễn chào mừng Quốc khánh 2/9.

Trở về sau chiến tranh, ông Hồi có 5 người con, nhưng không may 2 người con đã mất vì bệnh tật. Hiện, ông đang sống cùng người con thứ 3 là Xa Văn Tuân, 2 người con còn lại đi làm xa nhà. Các con của ông thường chỉ về 2 lần/năm vào dịp mùng 2/9 và Tết Nguyên đán. ông Hồi chia sẻ: "Mỗi lần đón Tết Độc lập, tôi chỉ mong muốn các con trở về đoàn tụ cùng gia đình. Với tôi, được thấy con cái ngày một trưởng thành mỗi lần sum họp chính là cái tết vui nhất”.

Các hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao như bóng chuyền, bóng đá giữa các xóm, xã nhân dịp Tết Độc lập luôn là tâm điểm thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Có mặt tại buổi tập trước ngày biểu diễn chào mừng Quốc khánh 2/9 của đội văn nghệ xóm Nà Mặn, xã Mường Chiềng, chúng tôi được hòa mình trong không khí hăng say luyện tập của những cô gái Tày. Chị Xa Thị Thay, đội trưởng đội văn nghệ xóm Nà Mặn cho biết: Chúng tôi đang luyện tập tiết mục múa "Điệu xòe thương nhau” để biểu diễn cùng các đội văn nghệ trong xã. Điệu múa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái nên chúng tôi chọn để biểu diễn.

Ngoài các hoạt động vui chơi, lễ "Làm chấm” của người Tày cũng được nhiều gia đình tổ chức chung trong dịp Tết Độc lập. Theo ông Xa Văn Băng, xóm Chiềng Can, lễ "Làm chấm” tiếng Tày gọi là "Chặm khưn pứn” thường được tổ chức vào tháng 8, tháng 9 âm lịch, nhưng hiện nay một số hộ kết hợp làm lễ vào dịp 2/9 vì có đông đủ con cháu. Lễ "Làm chấm” của người Tày với mục đích mời tổ tiên về ăn cỗ, phù hộ cho con cháu được may mắn, bình an trong cuộc sống. Điểm khác biệt trong mâm cỗ "Làm chấm” là có nhộng ong, châu chấu, thịt gà, gói trầu, muối, chè. Mâm cỗ chính để cúng thường có đầu, đùi và phao câu gà. Lễ "Làm chấm” ở tất cả các hộ gia đình người Tày nhưng thời điểm làm lễ lại do từng gia chủ quyết định.

Đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Trưởng phòng VH-TT huyện Đà Bắc bày tỏ: "Các xã cần tổ chức mọi hoạt động tập trung, quy củ tạo môi trường lành mạnh, an toàn cho nhân dân tham gia. Đặc biệt, cần gắn việc học tập và làm theo Bác trong mỗi hoạt động bằng cách nêu cao tinh thần tiết kiệm và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”.


                                                                    Thanh Sơn


Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục