Nằm ở khu vực biển Bãi Dài, giữa đoạn đường từ Nha Trang đến sân bay Cam Ranh, cách Nha Trang khoảng 32 km về hướng nam và cách sân bay Cam Ranh chừng 28 km về hướng bắc; từ Nha Trang đến Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma phải vượt qua một ngọn đèo dài 7 km. Lên đến đỉnh đèo sẽ thấy một bên là biển cả, một bên là núi đá, đường quanh co uốn lượn, thỉnh thoảng có đám mây bay phủ trên đầu. Nhìn ra hướng đông, những hòn đảo lớn, nhỏ trùng trùng điệp điệp, sương khói mờ ảo. Vượt qua ngọn đèo, đi thêm chừng hơn 800m nữa là đến Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Cụm kiến trúc tượng đài chiến sĩ Gạc Ma nằm trên đỉnh đồi, uy nghiêm và tráng lệ...


Một góc Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Từ dưới Quảng trường Khu tưởng niệm, bước lên 88 bậc sẽ đến tượng đài. Đó là bức tượng cao 12m (chưa tính đế), bề ngang 12 m, bán kính 7 m. Với chủ đề: "Những người nằm lại phía chân trời” lấy cảm hứng từ hình ảnh 64 chiến sĩ nắm tay nhau quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc, khẳng định chủ quyền Việt Nam tại đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988. Những ý tưởng được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật, điêu khắc sinh động và đầy ấn tượng như: Vòng cung mặt trời nhô lên khỏi mặt biển từ chân trời xa xôi, nơi được đánh dấu phần lãnh hải của Tổ quốc Việt Nam bằng những hòn đảo lớn nhỏ, có cả đảo chìm và đảo nổi.

Cụm chín nhân vật đại diện cho 64 chiến sĩ ở tư thế giương cao lá cờ Tổ quốc trước lúc hy sinh. Các anh ở tư thế trong tay không một tấc vũ khí mà chỉ có cuốc, xẻng, búa, rìu làm nhiệm vụ múc cát, đá, sỏi để nâng cao mặt đảo, thường xuyên nước ngập nửa người để làm nhiệm vụ. Khi bị quân thù bao vây, các anh chỉ còn cách quây tròn lại, tựa lưng vào nhau giương cao và bảo vệ lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc. Hình tượng quây lại, nắm tay nhau bảo vệ lá cờ Tổ quốc đã tạo thành biểu tượng "Vòng tròn bất tử”, một hình ảnh vô cùng sinh động đọng lại trong lòng mọi người.

Mỗi nhân vật là một tư thế, một gương mặt thể hiện quyết tâm chiến đấu đến cùng bảo vệ chủ quyền biển, đảo, hướng về Tổ quốc trước lúc hy sinh. Toàn bộ khối tượng nằm trên bệ, chung quanh là nước, là biểu tượng của biển, đảo Trường Sa, thể hiện sự ác liệt của cuộc chiến đấu, đồng thời, cũng làm nổi bật tinh thần bất khuất của các chiến sĩ ta trong trận chiến này.

Ngoài khu tượng đài chiến sĩ Gạc Ma, ở đây còn có nhiều khu khác như: Khu trưng bày ngầm, mộ gió và quảng trường Hòa Bình, Con đường hoài niệm...; quần thể công trình có tổng diện tích 45.318 m2, khởi công ngày 15-3-2015 và khánh thành giai đoạn I vào ngày 15-7-2017, đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2017). Điều đặc biệt, kinh phí xây dựng không phải từ ngân sách nhà nước mà là từ sự ủng hộ của nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vận động.

Trong quyển sổ vàng lưu niệm, có thể đọc được những dòng cảm tưởng qua những câu thơ mộc mạc, đầy cảm xúc của du khách: "Chúng con về đây để ngước nhìn/ Vòng tròn bất tử hóa uy linh/ 64 ngọn cờ thiêng liêng đó/ Tổ quốc khơi xa quyết giữ gìn/ Chúng con về đây tỏ chút tình/ Với người anh dũng đã hy sinh/ Để học nơi anh lòng bất khuất/ Mà quyết dựng xây đất nước mình...”.

Mặc dù mới khánh thành được gần một năm, nhưng hằng ngày, Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma luôn có đông đảo người dân địa phương cũng như du khách phương xa đến thắp hương, tưởng niệm, có ngày hơn 1.000 lượt. Đó là một công trình kiến trúc đẹp, một địa chỉ tâm linh giàu ý nghĩa.

 

                         TheoNhandan

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục