Sáng ngày 30/1 (mồng 6 tháng Giêng năm Canh Tý), Lễ hội chùa Hương năm 2020 chính thức khai hội tại sân chùa Thiên Trù, Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội).


Tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ khai hội chùa Hương. Ảnh: T.Tùng.

Đúng 9 giờ, nghi lễ khai hội chùa Hương năm 2020 do UBND huyện Mỹ Đức tổ chức, đã trang trọng diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang đậm sắc thái dân gian.

Tham dự có đại diện lãnh đạo TP Hà Nội, cùng đại diện Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương và đông đảo tăng, ni, phật tử, du khách thập phương.

Phát biểu khai hội, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, ông Nguyễn Văn Hậu, cho biết, năm 2019, khu danh thắng Hương Sơn đón hơn 1 triệu lượt khách tới thăm quan, lễ chùa. Công tác tổ chức lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Với chủ đề "Lễ hội kỷ cương - văn minh du lịch”, năm 2020, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương tập trung đẩy mạnh việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn lễ hội; hạn chế thấp nhất những hình ảnh tiêu cực, phản cảm như bói toán, cờ bạc, trộm cắp, móc túi, xả rác bừa bãi… 

Ban tổ chức nghiêm cấm xuồng và đò lắp động cơ hoạt động trên suối Yến, trừ một số lực lượng làm nhiệm vụ. Lực lượng chức năng cũng sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm và phòng ngừa các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, 100% hộ kinh doanh, dịch vụ tham gia cam kết bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, thực hiện niêm yết công khai giá và số điện thoại, không chèo kéo, đeo bám du khách…

Gần 10 giờ, lễ khai hội đã thành công tốt đẹp, mở đầu cho một mùa lễ hội bình an.

Chia sẻ về Lễ hội chùa Hương năm 2020, Thượng tọa Thích Minh Hiền cho biết: "Ban tổ chức, chư tăng, trụ trì, các tự, viện trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Hương đã chuẩn bị cơ sở vật chất để đón tiếp chư tăng, ni, phật tử và du khách thập phương từ muôn nơi về trẩy hội; đồng thời, nhắn gửi toàn thể quý phật tử, du khách thập phương về trẩy hội, giữ gìn cảnh vật trang nghiêm, thanh tịnh”.

Trong những ngày Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 vừa qua, đã có hơn 120.000 lượt du khách thập phương tới chùa Hương vãn cảnh du xuân, trẩy hội. Tính chung cả mùa lễ hội, Ban tổ chức lễ hội kỳ vọng 1,5 triệu vé tham quan sẽ được bán hết.
Lễ hội chùa Hương năm nay tiếp tục ghi nhận sự nỗ lực của ban tổ chức với nhiều nét mới, nhiều chuyển biến tích cực. Đáng chú ý là việc cấm hoàn toàn kinh doanh tại khu vực phía trong các chùa, các động. Tuyệt nhiên không còn hiện tượng đổi tiền lẻ phản cảm. An ninh trật tự, an toàn giao thông được đảm bảo.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, Lễ khai hội chùa Hương năm 2020 diễn ra vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý, cho nên số lượng người hành hương về đất Phật Hương Sơn giảm so với ngày khai hội của những năm trước.

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ ngày mồng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước tham gia. Năm 2019, Khu di tích danh thắng Hương Sơn được công nhận là Di tích Quốc gia Đặc biệt.


                                       Theo Baotintuc

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục