Đến thôn Khuổi Tặc, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) hỏi thăm anh Văn Tiến Khởi (trong ảnh) thì ai cũng biết bởi anh có tiếng là người yêu hát then trong vùng. Bằng niềm đam mê, tình yêu với các làn điệu dân ca quê hương, anh Khởi đã góp không nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày.



Từ tuổi niên thiếu, anh Khởi đã tìm tòi, học hỏi để biết cách chơi đàn tính và luyện giọng hát then từ những bậc cao tuổi, những người đang nắm giữ, thực hành thông thạo và có kinh nghiệm trong vùng. Với sự chịu khó cộng với năng khiếu của bản thân, anh sớm nắm bắt được kỹ thuật chơi đàn, hát then. Anh Khởi tích cực tham gia biểu diễn, biên soạn nội dung chương trình văn nghệ và trở thành cộng tác viên văn nghệ nhiệt tình ở địa phương. Anh còn tìm đến những nghệ nhân, nghệ sĩ hát then đã thành danh để học và luyện thêm thông qua việc nghe băng, đĩa. Tại nhiều hội diễn, liên hoan cấp khu vực và toàn quốc, anh đoạt nhiều giải thưởng như: Giải B cho tiết mục then cổ "Hả tu thẻ” (Năm cửa trần gian) tại Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc lần thứ sáu; Giải A đơn ca then cổ tiết mục "Giải vẻ” (Giải hạn) tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 10...

Nặng tình với tiếng tính, câu then cho nên không chỉ đàn, hát, anh Khởi còn say mê sáng tác, đặt lời hàng chục bài then với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa. Anh Khởi chia sẻ: "Trong số những tác phẩm mà tôi sáng tác, bài hát tôi tâm đắc nhất và cũng được nhiều người sử dụng nhất là bài "Chồm hai slip hả” (Ngắm trăng đêm rằm) được tôi hoàn thành vào năm 2012. Với bài này, tốp then của Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Bắc Kạn biểu diễn đã đoạt giải nhì tại Liên hoan hát Then - đàn Tính toàn quốc lần thứ tư tổ chức ở Lạng Sơn năm 2012”.

Yêu làn điệu then, anh Khởi trăn trở cần phải truyền cảm hứng cho lớp trẻ để loại hình nghệ thuật của dân tộc mình không bị mai một. Nhiều năm nay, anh đã truyền dạy tình yêu hát then, đàn tính cho người yêu then ở Bắc Kạn, nhất là các thanh, thiếu niên ở cả trong và ngoài tỉnh. Anh Khởi cũng là một trong số ít người có thể chế tác cây đàn tính theo phương pháp thủ công truyền thống. Những cây đàn tính do anh làm ra ngày càng hoàn thiện cả về hình thức, cấu trúc kỹ thuật, mỹ thuật và âm thanh. Đến nay, anh đã bán hơn 300 cây đàn tính do chính anh chế tác cho những người yêu then trên cả nước.

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chợ Đồn Hà Thị Khánh cho biết, hoạt động sưu tầm, biên soạn, biểu diễn, truyền dạy kỹ thuật hát then, đàn tính và sản xuất, cung ứng những cây đàn tính của anh Văn Tiến Khởi đã có những đóng góp rất tích cực vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Để lan tỏa những tấm gương như anh Khởi, huyện đang chỉ đạo, kêu gọi quan tâm hơn tới công tác bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian hát then và đưa vào chương trình dạy hát dân ca tại các trường học, đồng thời nhân rộng, gắn với phát triển du lịch về nguồn tại khu di tích An toàn khu Chợ Đồn.

Từ tuổi niên thiếu, anh Khởi đã tìm tòi, học hỏi để biết cách chơi đàn tính và luyện giọng hát then từ những bậc cao tuổi, những người đang nắm giữ, thực hành thông thạo và có kinh nghiệm trong vùng. Với sự chịu khó cộng với năng khiếu của bản thân, anh sớm nắm bắt được kỹ thuật chơi đàn, hát then. Anh Khởi tích cực tham gia biểu diễn, biên soạn nội dung chương trình văn nghệ và trở thành cộng tác viên văn nghệ nhiệt tìnhở địa phương. Anh còn tìm đến những nghệ nhân, nghệ sĩ hát then đã thành danh để học và luyện thêm thông qua việc nghe băng, đĩa. Tại nhiều hội diễn, liên hoan cấp khu vực và toàn quốc, anh đoạt nhiều giải thưởng như: Giải B cho tiết mục then cổ "Hả tu thẻ” (Năm cửa trần gian) tại Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc lần thứ sáu; Giải A đơn ca then cổ tiết mục "Giải vẻ” (Giải hạn) tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 10...

Nặng tình với tiếng tính, câu then cho nên không chỉ đàn, hát, anh Khởi còn say mê sáng tác, đặt lời hàng chục bài then với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa. Anh Khởi chia sẻ: "Trong số những tác phẩm mà tôi sáng tác, bài hát tôi tâm đắc nhất và cũng được nhiều người sử dụng nhất là bài "Chồm hai slip hả” (Ngắm trăng đêm rằm) được tôi hoàn thành vào năm 2012. Với bài này, tốp then của Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Bắc Kạn biểu diễn đã đoạt giải nhì tại Liên hoan hát Then - đàn Tính toàn quốc lần thứ tư tổ chức ở Lạng Sơn năm 2012”.

Yêu làn điệu then, anh Khởi trăn trở cần phải truyền cảm hứng cho lớp trẻ để loại hình nghệ thuật của dân tộc mình không bị mai một. Nhiều năm nay, anh đã truyền dạy tình yêu hát then, đàn tính cho người yêu then ở Bắc Kạn, nhất là các thanh, thiếu niên ở cả trong và ngoài tỉnh. Anh Khởi cũng là một trong số ít người có thể chế tác cây đàn tính theo phương pháp thủ công truyền thống. Những cây đàn tính do anh làm ra ngày càng hoàn thiện cả về hình thức, cấu trúc kỹ thuật, mỹ thuật và âm thanh. Đến nay, anh đã bán hơn 300 cây đàn tính do chính anh chế tác cho những người yêu then trên cả nước.

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chợ Đồn Hà Thị Khánh cho biết, hoạt động sưu tầm, biên soạn, biểu diễn, truyền dạy kỹ thuật hát then, đàn tính và sản xuất, cung ứng những cây đàn tính của anh Văn Tiến Khởi đã có những đóng góp rất tích cực vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Để lan tỏa những tấm gương như anh Khởi, huyện đang chỉ đạo, kêu gọi quan tâm hơn tới công tác bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian hát then và đưa vào chương trình dạy hát dân ca tại các trường học, đồng thời nhân rộng, gắn với phát triển du lịch về nguồn tại khu di tích An toàn khu Chợ Đồn.

Theo NhanDan


Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục