(HBĐT) - Dẫu đang hòa cùng nhịp sống hiện đại với công nghệ giải trí nghe, nhìn, nhưng hoạt động văn hóa, văn nghệ vẫn là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người dân. Xác định rõ điều này, những năm qua, huyện Cao Phong không ngừng chăm lo nâng cao chất lượng phong trào văn nghệ quần chúng.


Tiết mục múa trong chương trình nghệ thuật tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh năm 2021 của huyện Cao Phong.

Đã lâu không trực tiếp xem hết một chương trình văn nghệ, nhưng lần này, chúng tôi thực sự bị "cuốn” với chương trình nghệ thuật của huyện Cao Phong tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng năm 2021 của tỉnh. Bởi, chương trình nghệ thuật được dàn dựng, ghi hình, thu thanh công phu với 5 tiết mục ca múa nhạc ca ngợi vùng đất, con người và những nét văn hoá độc đáo của các dân tộc tỉnh Hòa Bình (do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hội diễn năm nay được tổ chức theo hình thức gián tiếp). Bằng lời ca, điệu nhạc, màn múa với sự trợ giúp của những bức tranh phong cảnh là vựa cam, vựa mía, ánh trăng, con suối, cánh rừng, mặt hồ trong xanh phẳng lặng…, chương trình nghệ thuật đã nhen lên niềm tự hào của người dân về vùng đất Mường Thàng nói riêng, Hòa Bình nói chung.  

Đón nhận lời khen cho "đứa con tinh thần”, Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT huyện Đinh Bá Cầm chia sẻ: Mặc dù Cao Phong không có "nền" về văn nghệ quần chúng (VNQC), vì ít diễn viên, nghệ nhân, kinh phí dành cho hoạt động văn hóa, văn nghệ eo hẹp, nhưng mỗi khi có đợt tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội hay tham gia hội thi, hội diễn của tỉnh, huyện đều chuẩn bị hết sức công phu. Sự đầu tư đó không phải chỉ để ghi điểm, lấy thành tích mà là để đáp ứng kỳ vọng nâng chất và lượng phong trào VNQC trên địa bàn huyện.  

Thực vậy! Xác định rõ hoạt động văn hóa, VNQC có ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ thuần phong mỹ tục, hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ và phục vụ đắc lực cho việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, tạo sự đoàn kết, gắn bó và thấu hiểu lẫn nhau trong cộng đồng, huyện đã dành sự quan tâm đúng mức để thúc đẩy phong trào VNQC từ cơ sở. Theo đó, trong những năm qua, huyện tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về nguồn lực kinh phí và các thiết chế dành cho xây dựng làng văn hóa ở cơ sở để đầu tư cho phong trào. Nhờ sự tích cực tuyên truyền, chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan, đơn vị chuyên môn, đến nay, phong trào văn hóa, VNQC trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh mẽ với 100% xã, thị trấn có đội văn nghệ hoạt động thường xuyên. Hiện, Trung tâm VH-TT&TT huyện hướng dẫn cơ sở thành lập các câu lạc bộ dân vũ, tiến tới mở rộng phong trào dân vũ trong toàn huyện. Đồng thời khảo sát, lập danh sách các nghệ nhân hát thường rang, nghệ nhân chiêng, nghệ nhân sáo ôi… còn sức khỏe, còn nhiệt huyết để đào tạo, truyền nghề cho thế hệ trẻ. Hàng năm, Trung tâm VH-TT&TT huyện phối hợp Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh tập huấn chuyên môn cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp huyện, cấp xã. Cử cán bộ hướng dẫn và tham dự đầy đủ các hội thi, hội diễn, chương trình giao lưu văn nghệ ở cơ sở. Qua đó nắm bắt, tuyển chọn các hạt nhân có năng khiếu, triển vọng tham gia đội VNQC của huyện. Với cách làm này, những năm gần đây, mỗi lần xuất quân đi tham gia hội thi, hội diễn ở tỉnh, đội VNQC hoặc đội thông tin tuyên truyền của huyện đều được xếp ở vị trí tốp đầu. 

Luôn sẵn sàng tập luyện để biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của huyện, xã và giao lưu nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, hoạt động văn hóa, VNQC đã khẳng định được chỗ đứng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân vùng đất Mường Thàng.

THÚY HẰNG
 (Hội Nhà báo tỉnh)

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục