(HBĐT) - Một chút băn khoăn, một chút rụt rè vì sức khỏe, tuổi tác, vì ít được tương tác với ánh đèn sân khấu… nhưng khi đã vươn mình ra "biển lớn”- cuộc thi "Tiếng hát người làm báo mở rộng 2023”, thí sinh Nguyễn Hoàng Quỳnh, Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình đã cháy hết mình. Với nhạc phẩm "Xa khơi” của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ, Quỳnh đã "đốn tim” khán giả bằng những tràng pháo tay giòn giã qua mỗi khúc ngân, qua phần biểu cảm, kết quả được ban tổ chức ghi nhận, trao giải thưởng: Tiết mục được yêu thích nhất!


Thí sinh Nguyễn Hoàng Quỳnh, Hội Nhà báo tỉnh trong đêm thi chung kết cuộc thi Tiếng hát người làm báo mở rộng 2023 tại Thủ đô Hà Nội.

Ngay khi tiếp nhận kế hoạch và thể lệ cuộc thi Tiếng hát người làm báo mở rộng 2023 chúng tôi đã hướng tới một nhân tố tiềm ẩn,nhà báo Nguyễn Hoàng Quỳnh, Phó trưởng phòng Tiếng dân tộc và Văn nghệ giải trí (Đài PT-TH tỉnh). Có chút băn khoăn, do dự vì đã bước vào ngưỡng tuổi 40, lại ít được biểu diễn trên sân khấu… nhưng được sự động viên, khích lệ của Thường trực Hội Nhà báo tỉnh và Ban giám đốc, Ban thư ký chi hội Đài PT-TH tỉnh, Quỳnh đã mạnh dạn đăng ký tham dự cuộc thi. Với chất giọng đẹp, kỹ năng biểu cảm theo lời hát tốt, tiết mục của Quỳnh đã vượt qua gần 100 tiết mục của các đồng nghiệp khác và được chọn vào vòng thi chung khảo. 

Theo đánh giá của Ban tổ chức:Đây là mùa giải có lực lượng tham gia đông đảo nhất và chất lượng cũng cao nhất từ trước đến nay. Là giải mở rộng nên ngoài các thí sinh đến từ các cơ quan báo chí còn có thí sinh đến từ các cơ quan quản lý báo chí, các trường đào tạo về báo chí, truyền thông… Theo đó đã thu hút hàng trăm thí sinh đến từ mọi miền Tổ quốc, từ vùng sâu, xa, miền núi, hải đảo, đồng bằng, miền duyên hải đến những thành phố lớn.

Huấn luyện cho các thí sinh thể hiện 18 tiết mục được chọn vào vòng chung kết, tiến sĩ, NSND Quốc Hưng, Trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam chia sẻ: Các thí sinh được chọn vào vào vòng thi chung kết năm nay có năng lực khá đồng đều. Tất cả các giọng hát đều rất ấn tượng. Mỗi thí sinh đều thể hiện được chất riêng của mình, mang màu sắc riêng không thể trộn lẫn. Các tiết mục được chọn phong phú về dòng nhạc, bao gồm: nhạc cách mạng, nhạc trữ tình, ca khúc mang âm hưởng dân ca, nhạc nhẹ… tập trung chủ yếu vào các chủ đề: ca ngợi Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, nghề báo, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa... Đây là một cuộc thi bán chuyên nghiệp, thí sinh dự thi chủ yếu là người làm báo, nhưng các giọng hát tham gia cuộc thi đều đã được đào tạo một cách rất bài bản, chuyên nghiệp.Nhiều tác phẩm được đầu tư về phối khí, kỹ thuật thanh nhạc khó, một số tiết mục gây ấn tượng ở khâu trình diễn với sự hỗ trợ của các nhóm bè và các nhóm múa. Bởi thế, Ban giám khảo rất khó khăn trong việc "cầm cân, nảy mực” chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất, đạt giải cao nhất. 

Nhớ lời khuyên của thầy Hưng (NSND Quốc Hưng) dành cho cả nhóm thí sinh trong kỳ huấn luyện: "Trong đêm chung kết, ai có thể bùng nổ nhất trên sân khấu, người đó sẽ đoạt được giải cao nhất”, Quỳnh đã chuẩn bị cho mình tâm thế thật tốt. Nhưng đến sát ngày thi Quỳnh gặp vấn đề về sức khỏe, cộng với sự choáng ngợp khi lần đầu bước ra sân khấu lớn khiến phần thi không được nhuyễn như khi tập luyện.

Không được xướng tên trong tốp giải "có số”nhất, nhì, ba hay khuyến khích,được trao giải phụ "Tiết mục được yêu thích nhất”có chút hụt hẫng nhưng gặp ai Quỳnh cũng nở nụ cười tươi: "Được hát, được thể hiện tình yêu, niềm đam mê âm nhạc trên sân khấu lớn của những người làm báo toàn quốc là niềm vinh dự, tự hào lớn và là kỷ niệm không thể nào quên đối với Quỳnh. Đây sẽ là nguồn động viên, khích lệ lớn để Quỳnh tiếp tục vươn lên hoàn thành tốt sứ mệnh của người làm báo, là chiến sỹ tiên phong, xung kích trên mặt trận văn hoá”. 


Lam Nguyệt (CTV)

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục