(HBĐT) - Ngày 10/5, tại thành phố Hải Phòng, Bảo tàng Hải Phòng phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hoà Bình tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề "Di sản Văn hoá tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 68 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2023) và Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2023.


Tiết mục nghệ thuật đặc sắc được biểu diễn tại khai mạc trưng bày chuyên đề "Di sản Văn hoá tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình”.

Tại phòng trưng bày chuyên đề "Di sản Văn hoá tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” có hơn 250 tài liệu, hiện vật gốc, ảnh tư liệu giới thiệu về 4 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, gồm: Nghệ thuật Chiêng Mường,Mo Mường,Tri thức lịch Đoi (lịch tre) và Lễ hội Khai Hạ dân tộc Mường; giới thiệu về sưu tập gốm cổ trong mộ Mường; sưu tập trống đồng và cổ vật đồ đồng; nghề thủ công truyền thống dân tộc Mường và 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, gồm: tiếng nói – chữ viết,văn học dân gian,tập quán xã hội,tri thức dân gian,lễ hội truyền thống,nghệ thuật trình diễn dân gian.

Trong di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam, di sản văn hóa dân tộc Mường có dấu ấn đậm nét trong nhiều lĩnh vực, thể hiện rõ nét trong kiến trúc nhà sàn, trang phục dân tộc, văn hóa ẩm thực, trong các di tích lịch sử văn hóa, cổ vật và ở các lĩnh vực: phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, tiếng nói, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn… Người Mường ở Hòa Bình luôn tự hào là cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng cách ngày nay trên hai vạn năm.


Các em học sinh thành phố Hải Phòng thích thú khi được tìm hiểu về văn hoá Hoà Bình.

Đợt trưng bày diễn ra từ ngày 10/5 đến hết ngày 10/6.Người dân Hải Phòng và du khách sẽ được hoà mình cùng những bản hoà tấu Chiêng, câu hát, điệu múa đặc sắc, những món ăn đặc trưng mang hương vị của núi rừng như: cơm lam, cỗ lá, rượu cần… Qua đó nhằm giới thiệu đến cán bộ, nhân dân Hải Phòng và du khách về nét đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình, góp phần tôn vinh và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam...


Đỗ Hà

Các tin khác


Kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ 14

Ngày 25/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày sân khấu Việt Nam lần thứ 14, năm 2023 (12/8 âm lịch) với sự tham gia của nhiều đại biểu, đại diện các nhà hát, đông đảo nghệ sỹ sân khấu. Sau "Chúc văn” kính cáo Tổ nghề, chương trình biểu diễn nghệ thuật trình tổ nghề đã diễn ra với nhiều tiết mục đặc sắc.

Người có duyên nợ với chiêng Mường

(HBĐT) - Dành trọn cuộc đời sưu tầm và gìn giữ chiêng cổ, Nghệ nhân Ưu tú Bùi Tiến Xô, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) được ví là người "duyên nợ" với chiêng Mường. Say đắm hồn chiêng, ông sẵn sàng đánh đổi bạc tiền, thời gian, công sức để gìn giữ và lan toả nét văn hóa độc đáo của dân tộc Mường.

Náo nhiệt Đêm hội Trăng rằm tại phố đi bộ Đà Giang

(HBĐT) - Tối 22/9, hàng nghìn người dân háo hức tới phố đi bộ Đà Giang (TP Hòa Bình) tham quan, thưởng thức ẩm thực để tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần. Khác với 2 tuần trước, không khí trên tuyến phố náo nhiệt, tươi vui hơn bởi đoàn rước đèn với những cỗ xe mô hình lớn, rực rỡ sắc màu được làm công phu, tâm huyết với các loại hình gắn liền với Tết Trung thu và văn hóa dân gian, lịch sử...  

Khai mạc Chương trình "Qua những miền di sản Việt Bắc" lần thứ 14

Tối 22/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc Chương trình "Qua những miền di sản Việt Bắc" lần thứ 14.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục