Cháu nhỏ này cũng bắt chước mẹ “công đức” ở chân tượng.

Cháu nhỏ này cũng bắt chước mẹ “công đức” ở chân tượng.

Chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất VN nằm ở xã Gia Sinh, Gia Viễn (Ninh Bình) - mở hội từ mùng 6 tháng giêng và du khách vẫn nườm nượp kéo lên trong những ngày này.

Được chiêm ngưỡng 5 tượng Phật bằng đồng, 2 chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á,  500 pho tượng la hán bằng đá xanh, 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ..., sự hoành tráng và những nét đặc sắc của kiến trúc quần thể chùa Bái Đính không thua kém các chùa nổi tiếng ở Thái Lan, Myanmar, Campuchia...

Mặc dù chùa còn nhiều hạng mục dở dang cần được hoàn thiện, nhưng rõ ràng chùa Bái Đính sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách trong dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Tuy nhiên, có hai vấn đề nhỏ cần chấn chỉnh. Đó là việc suốt dọc đường đi từ Hà Nội đến Bái Đính không hề có một biển chỉ dẫn nào, chỉ đến khi du khách (phần lớn phải hỏi đường vòng vèo) đến được quần thể  di tích chùa Bái Đính mới thấy duy nhất một biển báo đã cũ, sơ sài và gần như không có tác dụng. Rõ ràng, việc đặt nhiều biển báo với những chỉ dẫn cụ thể dọc đường là hết sức cần thiết.

Thứ nữa, dù nhà chùa đã để hòm công đức, nhưng khách thập phương khi đi dọc hành lang vẫn rải tiền đầy bệ đá chân tượng, vẫn  nhét tiền vô tội vạ vào tay, vào chân và thậm chí cả vào miệng tượng - rất phản cảm, làm nhiều khách nước ngoài lắc đầu không hiểu! Nhiều phụ huynh còn bế cả cháu nhỏ cho tiền vào tay những pho tượng.

Chưa kể, nhiều du khách liên tục xoa tượng lấy may, làm nhẵn bóng một mảng tượng. Chuyện “xoa” tượng lấy may gần đây diễn ra ở nhiều chùa, trong khi trước đây thường chỉ diễn ra với những người hiếm muộn con đi cầu tự.

                                                                                 Theo Báo Laodong

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục