Đạo diễn Đặng Quốc Việt (người ngồi đầu
bên trái) thực hiện phim Chân dung về
Giáo sư Vũ Khiêu, Anh hùng lao động
thời kỳ đổi mới.

Đạo diễn Đặng Quốc Việt (người ngồi đầu bên trái) thực hiện phim Chân dung về Giáo sư Vũ Khiêu, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Gặp đạo diễn Ðặng Quốc Việt tại Hà Nội trong những ngày đầu xuân này khi anh và nhóm làm phim của Hãng phim Sơn An (TP Hồ Chí Minh) đang có chuyến đi thực tế chuẩn bị đề cương kịch bản cho chương trình phim truyền hình Chân dung cuộc sống.

Hồ hởi và tràn đầy những ý tưởng sáng tạo, anh cho biết: "Loạt phim truyền hình mới trong năm 2010 của hãng phim sẽ tập trung xây dựng một dòng phim dài tập khắc họa chân dung những con người chân chính với các phẩm chất, đức tính tiêu biểu của người Việt. Họ là những người đã nổi tiếng và cũng có thể là những người lao động bình thường trong mọi lĩnh vực đời sống. Nhưng dù là ai, họ đã và đang có nhiều đóng góp cho xã hội, cho đất nước".


Theo đạo diễn Ðặng Quốc Việt, Chân dung cuộc sống là tập hợp của các bộ phim truyền hình nghệ thuật, có tính chân thực cao, sử dụng ngôn ngữ điện ảnh để tạo dựng một cách sinh động đời sống xã hội phong phú, muôn hình, nhiều vẻ, trong các giai đoạn lịch sử, trước đây cũng như hiện nay, dưới những góc độ nhất định, qua cuộc sống và sự nghiệp của từng nhân vật cụ thể. Chương trình được hiểu như một "cuốn sử", mở ra hướng tiếp cận hiện thực bằng hình thức điện ảnh, là nguồn tư liệu để các nhà khoa học lịch sử, nhà văn, nhà báo, các đạo diễn, nghệ sĩ khai thác, tiếp tục sáng tạo từ các nguyên mẫu nhân vật trong đời sống thật. Mỗi bộ phim là một câu chuyện về thân thế, sự nghiệp và cuộc sống của một người hoặc một gia đình, một dòng họ có nhiều đóng góp cho sự hưng thịnh của quốc gia, làm nên lịch sử và truyền thống dân tộc. Từ các chân dung nhân vật và câu chuyện của họ, phim sẽ giúp người xem hiểu thêm về những người quanh ta, về những nhân vật đang sống, cống hiến trong xã hội, giúp họ cập nhật thêm thông tin và kết nối cộng đồng. Ðó có thể là chân dung các nhà lãnh đạo, các cán bộ ưu tú của Ðảng và Nhà nước từng có nhiều cống hiến qua các thời kỳ mà những người làm chương trình hy vọng sẽ bắc một nhịp cầu giúp công chúng phần nào hiểu về công việc cũng như cuộc sống hằng ngày, từ những vui, buồn đến những trăn trở và tình cảm của họ để qua đó thêm hiểu, tin yêu và cảm thông hơn về công việc của họ. Ðó cũng có thể là chân dung các văn nghệ sĩ, những người bằng tài năng và cuộc đời lao động nghệ thuật của mình đã và đang mang đến công chúng những tác phẩm văn học, nghệ thuật giàu tính nhân văn. Nhân vật của Chân dung cuộc sống còn là những người lao động bình dị, nông dân, công nhân, thợ thủ công đang ngày đêm âm thầm làm ra từng mẻ than, hạt lúa, cân ngô mà nói như một nhà thơ thì từ cuộc sống lao động âm thầm đó, họ đã "làm ra đất nước" và xứng đáng được ghi nhớ và tôn vinh. Một đối tượng đặc biệt khác mà chương trình hướng đến là gương mặt các doanh nhân, những người đang gánh vác một phần trách nhiệm lớn để tạo nên sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước. Ca ngợi và khắc họa về chân dung các doanh nhân chính là sự ghi nhận những công lao đóng góp của họ đối với công cuộc phát triển, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh mà chúng ta đang hướng tới...


Bên cạnh những giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử, những người làm phim Chân dung cuộc sống và đạo diễn Ðặng Quốc Việt còn mong muốn chương trình sẽ có những tác động tích cực đến cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ trong định hướng nhận thức đúng đắn về cuộc sống, lý tưởng; tôn vinh và giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng trong mỗi người niềm tự hào và tinh thần trách nhiệm công dân. Ðược biết, sau khi hoàn thành mười tập phim đầu (mỗi phim có thời lượng 30 phút), Hãng phim Sơn An sẽ hợp tác cùng các đài truyền hình để xây dựng thành chuyên mục phát sóng định kỳ và mở một trang thông tin điện tử Chân dung cuộc sống để lưu trữ và giới thiệu với bạn bè quốc tế, đồng thời một tuyển tập sách chân dung dựa theo kịch bản từng tập phim cũng sẽ được biên soạn và phát hành trong cả nước.
 
 
                                                                                 Theo ND

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục