Theo thống kê, năm 2008, cả nước đã xuất bản được 25.120 đầu sách với 279,913 triệu bản. Năm 2009, con số này là 24.589 cuốn sách với 273,538 triệu bản, trong khi đó, số chuyên viên đọc lưu chiểu của Cục Xuất bản chỉ vỏn vẹn có 6 người

Việc cuốn Sợi xích của Lê Kiều Như bị ngưng phát hành do NXB Hội Nhà văn và tác giả chưa nộp lưu chiểu thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông về những sai phạm trong hoạt động xuất bản hiện nay.


Trong hàng ngàn đầu sách phát hành mỗi năm, không ít đầu sách vi phạm quy định lưu chiểu. Ảnh: N.Hữu

Vi phạm lưu chiểu kéo dài


Tại hội nghị tổng kết hoạt động xuất bản năm 2008 được tổ chức tại Cần Thơ vào tháng 3-2009, lãnh đạo Cục Xuất bản đã thẳng thắn thừa nhận việc thực hiện nộp lưu chiểu chưa nghiêm, còn hiện tượng dồn đầu sách để nộp lưu chiểu một lần, thậm chí một số xuất bản phẩm của một số nhà xuất bản chưa nộp lưu chiểu đã phát hành.

Những tưởng thẳng thắn như vậy, việc nộp lưu chiểu sẽ được chấn chỉnh nhưng ở hội nghị sơ kết công tác báo chí  xuất bản  6 tháng đầu năm 2009 được tổ chức tại Nghệ An, hiện tượng này vẫn chưa được khắc phục, thậm chí một số sách liên kết chưa nộp lưu chiểu hay mới nộp lưu chiểu 2-3 ngày, cơ quan quản lý chưa kịp thẩm định có ý kiến thì tác giả đã vội vàng giới thiệu, quảng cáo trên báo chí. Cho tới tận hội nghị xuất bản vừa được tổ chức tại TPHCM tuần trước, hiện tượng dồn sách không nộp lưu chiểu hoặc chưa nộp lưu chiểu đã phát hành vẫn tiếp tục tái diễn và minh chứng cho thực tế này là vụ việc liên quan đến cuốn Sợi xích của ca sĩ Lê Kiều Như. Dù chưa nộp lưu chiểu nhưng ngay trong ngày ra mắt, Công ty Sách Youbooks đã phát hành 2.000 cuốn ra thị trường.


Chính sự không nghiêm túc trong việc nộp lưu chiểu của các NXB, các công ty sách là nguyên nhân khiến bộ phận “hậu kiểm” khi phát hiện “có vấn đề” thì sách đã tràn lan trên thị trường, rất khó thu hồi và có thu hồi thì độ ảnh hưởng của nó tới xã hội là không nhỏ. Ông Nguyễn Kiểm, Cục trưởng Cục Xuất bản, Bộ Thông tin - Truyền thông, cho biết tại hội chợ sách TPHCM vừa qua, ông đã phát hiện không ít đầu sách không nộp lưu chiểu, theo quy định, sách tái bản cũng phải nộp lưu chiểu nhưng nhiều NXB phớt lờ quy định này.


Sách nhiều, người đọc lưu chiểu ít


Theo thống kê, năm 2008, cả nước đã xuất bản được 25.120 đầu sách với 279,913 triệu bản. Năm 2009, con số này là 24.589 cuốn sách với 273,538 triệu bản, trong khi đó, số chuyên viên đọc lưu chiểu của Cục Xuất bản chỉ vỏn vẹn có 6 người. Theo quy trình đọc lưu chiểu, người đọc phải kiểm tra nội dung sách xem xuất bản phẩm vi phạm các quy định của Luật Xuất bản hay không, sau đó nhận xét xuất bản phẩm lưu chiểu đã đọc bằng một phiếu đọc. Với lượng người khiêm tốn, thời gian không dài (thời gian đọc lưu chiểu là 10 ngày), trong khi thị trường sách lại đang trong giai đoạn bùng nổ nên công việc đọc duyệt lưu chiểu của Cục Xuất bản trở nên rất nặng nề (Luật Xuất bản quy định toàn bộ sách của các NXB đều phải nộp lưu chiểu về Cục Xuất bản trước khi phát hành).


Ông Nguyễn Kiểm cho biết để có thể đọc lưu chiểu đúng thời gian quy định, cục phải đưa ra giải pháp là ký hợp đồng với các nhà khoa học ở các lĩnh vực chuyên ngành văn học, văn hóa xã hội, nghệ thuật, kinh tế, kỹ thuật... Các chuyên gia này sẽ tham gia vào tổ đọc thẩm định nội dung để chia sẻ bớt công việc với các chuyên viên của cục. Ông Nguyễn Kiểm cho biết số cộng tác viên thường xuyên của cục là 8 người nhưng danh sách cộng tác thì lên đến con số vài chục, tuần nào có nhiều sách mới, Cục Xuất bản sẽ ký hợp đồng trực tiếp với các chuyên gia.

Tuy đã có phương án như vậy nhưng hạn nộp lưu chiểu 10 ngày vẫn là không dài cho Cục Xuất bản. Ông Nguyễn Kiểm cho biết với những cuốn “có vấn đề”, cục phải lập hội đồng thẩm định để lấy ý kiến trước khi ra quyết định...
Nhiều khi tổ đọc thẩm định nội dung phát hiện cuốn sách có thể “có vấn đề” nhưng hạn 10 ngày lưu chiểu đã hết, chưa thể thẩm định hoặc lập hội đồng thẩm định xong xuôi, cục phải có văn bản yêu cầu NXB ngừng phát hành để tổ chức thẩm định. Ông Kiểm khẳng định dù ít người nhưng toàn bộ sách mới đều được đọc lưu chiểu cẩn thận, thậm chí trong xác nhận kế hoạch đăng ký lần đầu, với những cuốn sách “có vẻ” có vấn đề, cục đã tập trung lưu ý, “báo động” các NXB.

Thù lao đọc tượng trưng


Mức thù lao đọc xuất bản phẩm lưu chiểu hiện nay là 817 đồng/trang đối với sách văn học (kể cả văn học dịch); 1.251 đồng/trang đối với sách lý luận, chính trị, hướng dẫn thi hành pháp luật, tôn giáo; 1.072 đồng/trang đối với sách văn hóa - xã hội, nghệ thuật và nghiên cứu tâm lý - xã hội... Mức thù lao này là quá thấp ở thời điểm hiện tại.


Một lãnh đạo NXB cho biết tiền thù lao hằng tháng của các chuyên gia là 1 triệu đồng, người nào nhiều nhất là 2 triệu đồng, thậm chí có GS đọc cả một cuốn sách là công trình nghiên cứu dày, tiền thù lao cũng chỉ 300.000 đồng. Ông Nguyễn Kiểm cũng thừa nhận chính ông nhiều lúc cảm thấy “xấu hổ” vì tiền bồi dưỡng cho các chuyên gia quá thấp. Nhưng đấy là đối với cộng tác viên, còn chuyên viên, thậm chí lãnh đạo Cục Xuất bản mang sách về nhà đọc tuyệt nhiên không được nhận bồi dưỡng vì phải trừ định mức.


Trên thực tế, dù các chuyên gia tham gia đọc lưu chiểu vì tâm huyết chứ không phải vì tiền nhưng với mức thù lao mang tính tượng trưng như vậy, liệu “tâm huyết” có thể kéo dài? Và nếu đội ngũ chuyên gia không còn nhiệt huyết làm việc nữa, liệu 6 chuyên viên của Cục Xuất bản có thể đảm nhận việc đọc hàng chục ngàn cuốn sách mỗi năm, có thể bảo đảm sẽ không có cuốn sách nào có vấn đề về nội dung lọt ra ngoài thị trường?

 

                                                                                  Theo NLĐ

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục