Tác phẩm tranh gốm thuộc dự án

Tác phẩm tranh gốm thuộc dự án " Con đường gốm sứ ven sông Hồng".

Hướng tới Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, nhóm các họa sĩ tham gia dự án Con đường gốm sứ cùng nhau tổ chức cuộc triển lãm mỹ thuật mang tên "Dấu ấn Hà Nội 2010" tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

 
Các tác phẩm sơn dầu, sơn mài, đồ họa, điêu khắc gốm, nhiếp ảnh gửi gắm tâm huyết và tình cảm của các nghệ sĩ dành tặng Thủ đô yêu dấu tròn một nghìn tuổi. Ðó là các họa sĩ: Phạm Viết Hồng Lam, Tùng Ngọc, Công Quốc Hà, Doãn Sơn, Tạ Phương Thảo, Nguyễn Thu Thủy, Bùi Viết Ðoàn, Phan Thanh Sơn, Ngô Doãn Kinh, Phạm Viết Minh Tri, Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Văn Khánh, Bùi Anh Tuấn.

Trong số các tác phẩm được trưng bày, những đoạn tranh gốm trên chiều dài 4.000 m đê sông Hồng được thu lại ở nhiều khoảnh khắc qua ống kính của các nghệ sĩ nhiếp ảnh: Lại Diễn Ðàm, Hữu Bảo, Quang Thắng, Nguyễn Ðình Toán, Hoàng Hà, Lê Bích, Công-xuy-lô Lơ Mi-rơ (Chi-lê), Ðô-mi-ních Ðơ Mít-xcôn (Pháp), Xi-ô-ma-ra Pê-rết (Pa-na-ma). Gần bốn năm triển khai thực hiện (tháng 3-1997 - tháng 9-2010), dự án Con đường gốm sứ đã thu hút sự tham gia của 20 họa sĩ Việt Nam, 15 họa sĩ quốc tế đến từ 10 nước (Ðan Mạch, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Anh, Mỹ, Ác-hen-ti-na, Niu Di-lân,...), 500 thiếu nhi Việt Nam và quốc tế, 50 sinh viên mỹ thuật, hơn 100 nghệ nhân và thợ thủ công từ nhiều địa danh và làng gốm truyền thống của Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Ðậu, Bình Dương, Vĩnh Long, Bầu Trúc...

Con đường gốm sứ chắt chiu công sức và tình cảm của tập thể những người sáng tác thực hiện, UBND TP Hà Nội và các tổ chức doanh nghiệp, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế  tham gia đóng góp tinh thần và vật chất để biến ý tưởng trở thành hiện thực. Hưởng ứng lời kêu gọi trên Website của dự án Con đường gốm sứ mời các nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới gửi tặng thành phố Hà Nội những viên gạch nghệ thuật để chào mừng thành phố tròn nghìn năm tuổi, gần 100 nghệ sĩ gốm và họa sĩ từ Hung-ga-ri, Mê-hi-cô, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Mỹ, Ðài Loan (Trung Quốc), Crô-a-ti-a,... đã gửi những viên gạch gốm nghệ thuật dành tặng Hà Nội. Có những viên gạch được vẽ rất cầu kỳ như một bức tranh nhỏ, có những viên gạch được phủ những men mầu lạ mang dấu ấn nghệ thuật làm gốm từ những vùng đất xa xôi. Cuộc triển lãm trưng bày một phần những quà tặng ý nghĩa này và giúp người xem hiểu hơn công việc của các nghệ sĩ khi thực hiện dự án Con đường gốm sứ thông qua một số phác thảo và phim tài liệu.

Một thể nghiệm mới thành công tại triển lãm do họa sĩ Nguyễn Thu Thủy thực hiện. Ðó là việc in lại những bức ảnh Hà Nội cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 (Tạp chí Xưa và Nay cung cấp) trên những cột gốm cỡ lớn (đường kính 50-60 cm, cao 1,8 m). Qua chế độ nung nặng lửa (hơn 1.200 độ C), những bức ảnh trở thành vĩnh cửu, có thể chịu được mưa nắng ngoài trời. Ðây sẽ là tiền đề cho một đoạn tranh gốm ý nghĩa lưu giữ lại những hình ảnh lịch sử của Hà Nội trên Con đường gốm sứ. Song hành cùng Con đường gốm sứ, họa sĩ Doãn Sơn đã dành ba năm miệt mài lặng lẽ thực hiện bức tranh sơn dầu khổ lớn mang tên "Hà Nội - Chiến lũy và Hoa". Bức tranh với kích thước 2,25 x 9,6m vẽ kỹ càng hàng trăm chi tiết diễn tả Hà Nội mùa đông năm 1946 khái quát sức mạnh và vẻ đẹp của Hà Nội trong chiều sâu văn hóa và lịch sử.

Triển lãm đã khai mạc ngày 17-7 và kết thúc ngày 26-7.
 
                                                                               Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh huyện Cao Phong năm 2024

Ngày 11/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh năm 2024. Tham gia liên hoan có 10 đoàn với trên 300 diễn viên là dân quân, thanh niên, học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục