Cần người có tài tổ chức và có tư duy khoa học, hệ thống hơn là cần tên tuổi hay quan hệ cá nhân… Già mà “mất nết” thì cũng đáng sợ như Trẻ bị “tha hóa”… Tôi cũng sợ những người trẻ lắm…nhất là những người trẻ đã “láo” lại còn “liều”…- Phan Huyền Thư chia sẻ.

 

Diễn đàn Tiếng nói nhà văn hướng tới Đại hội nhà văn VN lần thứ VIII đã nhận được nhiều ý kiến tham gia của giới cầm bút. Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu bài phỏng vấn hai nhà văn trẻ, một là hội viên Hội nhà văn VN (nhà thơ Phan Huyền Thư) và một hãy còn "ngại lắm, chỉ đứng nhìn xa xa thôi" (nhà văn Lê Anh Hoài).

Sắp tới sẽ diễn ra Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII, anh/chị có quan tâm không?

Nhà thơ Phan Huyền Thư
Nhà thơ Phan Huyền Thư

 Phan Huyền Thư: Tôi được kết nạp hội viên năm 2006 của nhiệm kỳ VII vừa qua. Nói là “không quan tâm” đến Đại Hội VIII lần này thì chỉ là sự kênh kiệu lu loa một cách giả dối…Tôi quan tâm chứ, là hội viên của Hội nhà Văn mà không mong chờ những đổi thay, sự mới mẻ trong các hoạt động của Hội thì chẳng lẽ tôi xin vào Hội chỉ để nhận Thẻ hội viên rồi cất trong ví…?

Điều tôi mong mỏi nhất là các nhà văn đừng nhân dịp Đại hội để “sổ thù vặt” ra kể xấu nhau trước bàn dân thiên hạ… Tôi chỉ mong ai nhận trách nhiệm công tác cho Hội thì làm hết mình, vì bạn văn, vì văn chương, vì độc giả…thế thôi.

Lê Anh Hoài: Hiện tôi vừa quan tâm vừa không. Quan tâm vì tôi viết văn, và nhiều người trong Hội cũng là người quen, thì sự quan tâm nó là tự nhiên. Không quan tâm là vì chuyện Hội hè, nhân sự, vai vế là cái tôi vốn không thích.

Anh/chị nhìn nhận thế nào về văn học trẻ trong nhiệm kỳ 5 năm BCH vừa qua?

Phan Huyền Thư: Tôi làm cộng tác viên với Ban Văn trẻ lo chuyện điếu đóm, khuân vác bàn ghế, quét sân khi “nhà có việc”…tôi thấy chuyện làng chuyện nước là chuyện vui, nên làm…nhất là khi làm cùng bạn văn, làm vì bạn thơ lại càng vui… Thế nhưng chính tôi là trường hợp có thể lấy ra để minh họa cho công thức: “Nhiệt tình+ Thiếu hiểu biết = Phá hoại” qua nghi án đi “thuổng tiểu sử của những người đã mất trước khi mình ra đời” để phục vụ Ngày thơ Việt Nam. Tôi trưởng thành lên nhiều trong ý thức hoạt động đoàn thể và phong trào, nhất là nơi “trường văn trận bút”.

Thành công nhất của Văn học trẻ trong nhiệm kỳ vừa qua là đã xây dựng được một đội ngũ Ban Văn Trẻ và những cộng tác viên nhiệt tình và tâm huyết. Các buổi thảo luận và phê bình văn học cho Văn trẻ đạt được một số kết quả, nhiều gương mặt nhà văn trẻ được ghi nhận và kết nạp vào Hội…

Mô tả ảnh.
Nhà văn Lê Anh Hoài

Lê Anh Hoài: Trong khoảng 5 năm nay, văn giới xuất hiện nhiều khuôn mặt mới, nhiều cách viết mới.

Liên quan đến Hội, tôi ghi nhận một số hoạt động của Ban trẻ - Hội nhà văn VN. Nhưng cũng phải nói thật, những hoạt động này chưa nhiều, chỉ tập trung được vào một số kỳ cuộc. Là người tham gia một số hoạt động, tôi biết có những anh chị tâm huyết, nhưng chỉ là thiểu số, rồi thiếu tiền, thiếu phương tiện... nên chỉ làm được có thế!

Nhìn chung, hoạt động của Hội nhà văn VN rất... già, cái dành cho người (viết + yêu văn chương) trẻ, ngõ hầu có thể thu hút người trẻ chẳng có mấy.

Thưa nhà thơ Phan Huyền Thư, là hội viên, có khi nào chị ân hận khi đã vào Hội nhà văn không?

Phan Huyền Thư: Bây giờ thì chưa, nhưng tôi hứa: Nếu ân hận thì tôi sẽ xin ra khỏi Hội.

Thưa nhà văn Lê Anh Hoài, viết cũng đã nhiều rồi, anh có ý định xin vào Hội nhà văn không?

Lê Anh Hoài: Tôi ngại lắm, vì nghe rằng có đến cả ngàn lá đơn đang tồn... Thỉnh thoảng lại nghe vài chuyện lình xình, kiểu như vị nọ vị kia dịch thơ của vị này, vị ấy đem đi nước ngoài, nhưng tên nhà thơ không ghi mà ghi tên mình vào, càng thêm oải. Mỗi lần công bố tên những người mới được vào hội, thấy mình chỉ biết được có 2-3 người, thì càng sinh ra hoang mang, tự ti. HIện tại có lẽ tôi chỉ đứng xa xa nhìn thôi...

Theo anh/chị, có hay không một cuộc chuyển giao giữa các thế hệ văn chương như người ta thường nhắc đến hiện nay?

Lê Anh Hoài: Nếu có sự “chuyển giao” ấy theo kiểu hành chính trong Hội thì đương nhiên tôi làm sao mà biết được. Còn ở ngoài đời thì tôi chẳng thấy mấy cái sự “chuyển giao” này. Vì tuy việc viết văn là việc luôn phải ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm và học hỏi – mà học hỏi thì phần nào phải qua thế hệ đi trước, nhưng nó lại không bao giờ diễn ra theo kiểu ồ ạt, phong trào. Phần nữa, sáng tác của mỗi thế hệ mới nó sẽ có cái phần mới, phần khác, nơi mà kinh nghiệm, trải nghiệm, thủ pháp, phương pháp... của thế hệ trước không giúp ích được gì cho thế hệ sau (đó là chưa kể đến sự độc lập của mỗi nhân cách sáng tác – cái làm nên sự riêng biệt). Nên cũng đừng quá kỳ vọng vào cái gọi là cuộc chuyển giao ấy!

Phan Huyền Thư: Các kỳ Đại hội của các Hội văn học nghệ thuật nói chung đều nói đến nhân sự là chính. Vậy là Đại hội lần này cần phát hiện ra năng lực lãnh đạo và nhân cách của người điều hành chứ không cần bút lực và uy tín cá nhân trong sáng tác ngồi lên ghế điều hành.

Theo dư luận, BCH vừa qua vẫn còn "già" và cần tiếp tục được trẻ hóa. Ý kiến của anh/chị thế nào?

Lê Anh Hoài: Có lẽ thế, nếu nhìn vào số tuổi. Và đúng là cần trẻ hoá, vì theo quy luật, trẻ thường hướng tới cách tân, già thì hay bảo thủ. Nhưng theo tôi cũng cần quan tâm đến chất lượng con người cụ thể. Vì không ít những người dù tuổi trẻ nhưng vẫn cứ trì trệ và bảo thủ. Và ngược lại.

Phan Huyền Thư: Tôi nghĩ đến Liev Tolstoil; Fidel castrol, Picasso, Lý Quang Diệu, Quỳnh Dao, Kim Dung…v.v người ta nhắc đến các ông vì “giỏi” nhiều hơn là vì “già”… Nói chung là cần người có tài tổ chức và có tư duy khoa học, hệ thống hơn là cần tên tuổi hay quan hệ cá nhân… Già mà “mất nết” thì cũng đáng sợ như trẻ bị “tha hóa”… Tôi cũng sợ những người trẻ lắm…nhất là những người trẻ đã “láo” lại còn “liều”…

Nếu hình dung về một BCH Hội nhà văn mà người viết trẻ mong đợi thì anh/chị hình dung thế nào?

Phan Huyền Thư: “Có cái gì đó thay đổi về phương thức sinh hoạt” vậy là quá lắm rồi. Muốn Hội thay đổi thì các hội viên cũng tự thay đổi cách nghĩ về Hội trước đã.

Lê Anh Hoài: Tôi thích một BCH gồm nhiều đại diện của các khuynh hướng văn chương khác nhau.

Anh/chị có nghĩ là người cầm bút trẻ liệu sẽ được “hưởng lợi” gì đó từ Đại hội lần này?

Phan Huyền Thư: Tôi chẳng dám nghĩ đến chuyện đó. Người cầm bút trẻ nên nghĩ cách "hưởng lợi" ở chỗ khác, từ cách chính mình tạo ra với độc giả và sáng tác của mình thì hơn.

Lê Anh Hoài: Tôi không biết

 

 

                                                             Theo Báo Vietnamnet

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục