Khung cảnh thanh bình của bản Giang Mỗ đã làm say lòng du khách.

Khung cảnh thanh bình của bản Giang Mỗ đã làm say lòng du khách.

(HBĐT) - Hơn 100 nếp nhà sàn quây quần bình yên trong một thung lũng nhỏ nằm dưới chân núi Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong. Chỉ cách trung tâm thành phố Hoà Bình khoảng 10 km nhưng khác hẳn với những náo nhiệt, xô bồ của nhịp sống hiện đại, nơi đây vẫn giữ vẹn nguyên nét thanh bình những giá trị đặc thù của văn hoá dân tộc Mường.

 

Nhiều năm nay, làng du lịch Giang Mỗ (còn gọi là xóm Mỗ) được biết đến như một điểm nhấn văn hoá nổi bật của đất Mường Hoà Bình. Tách biệt hoàn toàn với những bụi bặm, ồn ào của phố thị, khung cảnh lãng mạn như tranh của Giang Mỗ là chốn dừng chân lý tưởng dành cho bất cứ ai muốn tìm kiếm cảm giác bình yên. Và hơn thế, nơi đây còn là một trong những bản làng dân tộc hiếm hoi được ngành du lịch tỉnh nhà xác định sẽ trở thành sản phẩm du lịch mũi nhọn thu hút du khách thập phương đến với Hoà Bình.

 

Con đường Tây Tiến chạy dọc địa phận xã Bình Thanh sẽ đưa bạn vào Giang Mỗ. Đó là một bản làng xinh xắn nằm sâu dưới một thung lũng nhỏ, khiêm tốn nép mình giữa muôn trùng màu xanh của núi đồi, ruộng nương. Điểm nổi bật tạo nên sức hút đặc biệt cho bản Giang Mỗ là những nếp nhà sàn dân tộc Mường, sau bao nhiêu năm tháng vẫn giữ được vẹn nguyên nét mộc mạc. Cả bản có hơn 100 nếp nhà sàn, tất cả đều đượm một màu xam xám trầm mặc của cỏ gianh và gỗ. Ruộng bậc thang, vườn rau, con trâu, chuồng lợn… như những hoạ tiết sống động tô điểm cho một nhịp sống tĩnh tại, an lành. Đường nét hiện đại duy nhất là con đường bê tông dài hơn 1 km đâm xuyên từ đầu đến cuối bản, giúp cho du khách có thể lần lượt chiêm ngưỡng từng phần của cảnh quan và thẩm thấu trọn vẹn nét dịu dàng, thuần phác của bản Giang Mỗ.

 

Chị Nguyễn Thị My, một người dân ở bản Giang Mỗ tự hào giới thiệu về những chái nhà thô mộc của bản mình: “Nhà sàn của người Mường có kiểu kiến trúc cổ truyền khác biệt so với nhà sàn của các dân tộc khác như Thái, Tày… Và những nét đặc trưng nhất được thể hiện khá nguyên vẹn trong quần thể nhà sàn của dân bản chúng tôi, ví dụ: Sàn bên trái để bắc cầu thang và máng nước sinh hoạt; cây cột gốc đặt ở đầu góc nhà gần cầu thang; cối đuống đặt ở đầu hồi nhà… Khách du lịch nhất là khách nước ngoài rất thích tìm hiểu về những giá trị đậm đà bản sắc văn hoá như vậy. Không có những dịch vụ du lịch tân tiến, người Mường Giang Mỗ chúng tôi tiếp khách bằng tấm chân tình, và thực tế đã chứng minh rằng bản sắc dân tộc là một món quà có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách…”

 

Qủa thật, điều thú vị nhất đã níu chân biết bao du khách thập phương khi đến với Giang Mỗ là được khám phá bản sắc dân tộc Mường thể hiện sống động trong những nếp nhà sàn cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Ở đây, bất cứ ngôi nhà nào cũng sẵn sàng đón khách. Bạn sẽ vào chơi một ngôi nhà nào đó, bước chân lên những bậc cầu thang, đặt chân vào gian nhà gốc, ngồi bên cửa voóng theo lời mời thân thiện của chủ nhà, uống bát nước lá mát dịu do chính tay chủ nhà sắc… Theo câu chuyện càng lúc càng cởi mở, bạn sẽ hiểu hơn về đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân bản địa, sẽ biết thế nào là cái tời, cái khung cửi, cái ít bông, sẽ nắm bắt được đường nét tinh tế trên các hoa văn dệt thổ cẩm và hào hứng tìm hiểu về ý nghĩa của trang phục dân tộc Mường… Tin chắc rằng những thuần phong mỹ tục của vùng đất Mường Thàng xưa sẽ cuốn hút bạn và khiến chuyến đi của bạn thật sự ý nghĩa.

 

                                                                                         Thu Trang

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục