Mở đầu là Đêm Hồ Gươm huyền ảo và kết thúc là Thăng Long - Hà Nội, thành phố rồng bay, cả hai chương trình hứa hẹn làm nên dấu ấn đại lễ. Dự kiến có 31.000 người tham gia lễ diễu binh diễu hành

 
Cả Hà Nội đang rộn ràng, háo hức chờ đón thời khắc Thăng Long - Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi. Chỉ còn hơn một tuần nữa, các hoạt động chính sẽ diễn ra. Mọi công tác chuẩn bị đang vào chặng nước rút...
 
Hé lộ kịch bản lễ diễu binh, diễu hành
 
Bài hát Hà Nội niềm tin và hy vọng của nhạc sĩ Phan Nhân vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chính thức chọn để trình diễn trong lễ diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước, chào mừng đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
 
Hiện, một kịch bản âm nhạc cho lễ diễu binh, diễu hành cũng đã được phê duyệt. Đây là lần đầu tiên trong lễ diễu binh, diễu hành có kịch bản âm nhạc riêng, hứa hẹn mang lại nhiều điều độc đáo và đặc sắc.
 
Theo đó, phương tiện thể hiện âm nhạc trong lễ mít tinh là âm hưởng của dàn kèn đồng lớn, nhằm tạo ra không khí uy nghi, bề thế và trang trọng.
 
Dự kiến, sẽ có khoảng 31.000 người tham gia sự kiện này và đây cũng là lễ diễu binh, diễu hành có số lượng người tham gia đông nhất từ trước tới nay.
 
Trên khán đài, ngoài sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ còn có sự góp mặt của 1.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng và 1.000 anh hùng lực lượng vũ trang.
 
Xuất hiện đầu tiên trong khối diễu binh, diễu hành là 3 xe mô hình. Một mang biểu tượng rồng thời Lý, một mang biểu trưng của Hà Nội và xe còn lại rước tấm bằng của UNESCO công nhận Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa thế giới.
 
Đi cùng với xe mô hình là các phần biểu diễn của hàng trăm võ sinh, nghệ sĩ. Sau khi kết thúc phần diễu binh sẽ là một chương trình nghệ thuật dài 45 phút.
 
Theo phương án dự phòng, nếu thời tiết không thuận lợi thì lễ diễu binh, diễu hành sáng 10-10 sẽ được chuyển địa điểm tới Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình. Dự kiến, sẽ chỉ có 3.400 người tham dự. Tất nhiên, nội dung chương trình cũng có riêng một kịch bản phù hợp với không gian thu nhỏ.
 
Đặc sắc chương trình nghệ thuật mở màn
 
Điểm nhấn chính cho chuỗi chương trình nghệ thuật của đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội là chương trình Đêm Hồ Gươm huyền ảo diễn ra vào tối 1-10, dự kiến sẽ được phát sóng trực tiếp qua một số kênh truyền hình nước ngoài.
 
Đêm Hồ Gươm huyền ảo nhằm biến cả khu vực Hồ Gươm thành một sân khấu lớn, xoay quanh là 5 sân khấu vệ tinh.
 
Xen kẽ giữa các màn trình diễn nghệ thuật còn là màn trình diễn âm thanh, ánh sáng với sự kết hợp của hình ảnh 3D qua hình chiếu của projector lên màn khói phun sương và pháo bông nghệ thuật quanh hồ.
 
Màn trình diễn ánh sáng còn có sự tham gia của 30 võ sư khinh công, biểu diễn chạy trên mặt nước quanh tháp Rùa...
 
Phần hội của Đêm Hồ Gươm huyền ảo được chính thức bắt đầu vào 20 giờ, với lễ hội áo dài 3 miền. Cầu Thê Húc được lấy làm sân khấu chính. 600 bộ áo dài, thuộc các bộ sưu tập: Linh thiêng hào hoa, Nét rồng thiêng, Cổ và hoa, Sắc thời gian, Xuân hạ thu đông... lần lượt được trình diễn.
 
Một góc khác của  Đêm Hồ Gươm huyền ảo, còn là các chương trình biểu diễn nghệ thuật với nhiều loại hình từ truyền thống tới hiện đại, đặc biệt là sự tham gia của các đoàn nghệ thuật đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và bạn bè quốc tế...
 
Chương trình được mong đợi nhất
 
Chương trình “đinh” của đại lễ, chính là  Thăng Long - Hà Nội, thành phố rồng bay. Chương trình này diễn ra tại sân vận động Mỹ Đình bắt đầu từ 20 giờ ngày 10-10.
 
Không chỉ kể lại lịch sử dân tộc, lịch sử hình thành nên một Thăng Long hoa lệ ngày hôm nay, tác giả kịch bản văn học- nhà văn Nguyễn Khắc Phục còn  cho người xem thấy lại lịch sử của dân tộc, từ huyền sử đến chính sử, thuở trời đất hỗn mang, Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, đại gia đình các dân tộc Việt Nam ra đời từ đó... Họ cùng nhau đoàn kết để làm nên một Bạch Đằng Giang, một Chi Lăng, một Ngọc Hồi- Đống Đa... khiến kẻ thù phải khiếp sợ...
 
Thế nhưng, bên cạnh việc thể hiện ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là những hình ảnh thanh bình, không khí thiền, với tiếng mõ chùa xa xăm, cùng một không gian thơ phú, sâu lắng trầm hùng và một Thăng Long - Hà Nội ngày hôm nay đang náo nức với cuộc sống hiện đại, phát triển nhưng không quên truyền thống; bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị của 1.000 năm lịch sử...
 
Theo ban tổ chức, bên cạnh phần thể hiện của diễn viên tham gia, chương trình còn được sự hỗ trợ rất đắc lực từ hiệu ứng âm thanh, ánh sáng. Người xem có thể thấy hình ảnh của rồng, của trâu vàng, của ngựa trắng... những vật linh đã đi vào huyền tích của Thăng Long hiện lên thông qua hiệu ứng của ánh sáng hiện đại.

 

                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục