(HBĐT) - Cách ứng xử, xưng hô giữa các thành viên trong gia đình cần được coi trọng bởi đó là cách tạo dựng nề nếp trong một gia đình có văn hoá, là chuẩn mực để răn dạy con cái.

 

Trong gia đình, bố mẹ luôn là tấm gương trong cách ăn nói, ứng xử thì dạy bảo con cái mới đi vào khuôn phép được. Ngược lại, nền nếp gia phong không vững chắc, bố mẹ không tôn trọng nhau, con cái dễ nhiễm thói hư, tật xấu, đó là bài học mà nhiều gia đình rút ra từ thực tế trong cuộc sống. 

 

Đôi vợ chồng trẻ Thành - Thuỷ  vừa mới thành hôn với nhau được hơn một tháng mà đã hai lần Thuỷ bỏ về nhà mẹ đẻ. Nguyên nhân cũng chỉ vì cách cư xử của Thuỷ với chồng theo kiểu “chợ búa”. Thuỷ là con một  nên ngay từ nhỏ đã được bố mẹ chiều chuộng, quen thói ăn nói sỗ sàng, ngay cả với bạn bè cùng trang lứa, cứ câu trước, câu sau là văng tục. Nay đi làm dâu vẫn thói nào tật ấy, vợ chồng hễ có chuyện cãi cọ nhau là đổi cách xưng hô mày tao, rồi đùng đùng bỏ về nhà mình, chẳng biết nghĩ trước, nghĩ sau xem hậu quả thế nào.

 

Nghe được câu chuyện của cháu gái nội, bà Chung nhẹ nhàng dạy bảo: Cháu còn trẻ người non dạ mới về làm dâu nhà chồng, phải thay đổi cách ứng xử thể hiện là người có văn hoá, là con dâu hiếu thảo. Cách đối xử với các thành viên trong gia đình nhà chồng phải trên kính, dưới nhường, nói năng ý tứ, đừng kiểu giận cá chém thớt mất khôn. Thời các cháu bây giờ được bình đẳng nhưng không vì thế mà thái quá, vợ chồng sống với nhau có lúc giận hờn, phận đàn bà phải biết nhún nhường thì mới giữ được hạnh phúc, “cơm sôi bớt lửa” sẽ chẳng bao giờ phải ăn cơm khê. Mỗi lần cháu cãi nhau với chồng lại bỏ về nhà mình vừa làm đau lòng bố mẹ, lại không tôn trọng nhà chồng, coi nhà chồng như cái chợ thích đi lúc nào thì đi, hết giận lại về, cách sống của cháu như vậy nếu không nhanh tu tỉnh sẽ hối hận không kịp. Vợ chồng sống với nhau như vậy, sau này có con thì biết dạy bảo chúng ra sao.

 

Nghe bà nội dạy bảo, Thuỷ nhận ra điều phải, trái trong cách ứng xử và xưng hô với chồng. Biết lỗi, Thuỷ xin phép bà nội và bố mẹ trở về nhà chồng mà không cần chồng đến đón như những lần trước. Hiểu được điều đó, mỗi lần vợ chồng tranh cãi, khi thấy tình thế căng thẳng, anh Thành đành nhường vợ bỏ đi chỗ khác hoặc Thuỷ im lặng, mặc dù chọn cách này đúng là một áp lực đối với Thủy nhưng đó là điều tốt nhất để tránh mâu thuẫn căng thẳng. Chỉ có cách đơn giản vậy thôi mà họ đã kiềm chế được thói quen xấu đó. Theo anh Thành, vợ chồng đôi khi giận hờn vô cớ nhưng nếu biết nhường nhịn nhau một chút và biết trao đổi và lắng nghe nhau thì mọi việc thật đơn giản.  

 

Bà Minh Hạnh ở phường Phương Lâm (TPHB) vừa làm dâu, vừa làm mẹ chồng cho biết: Gia đình bà đang có bốn thế hệ cùng chung sống, ông bà đã nghỉ hưu, các con đã trưởng thành và có gia đình. Hiện ông bà đang sống với vợ chồng người con trưởng cùng mẹ chồng nay đã ngoài chín mươi tuổi, nhưng trong gia đình lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Bà chia sẻ kinh nghiệm: Sống giữa hai thế hệ già và trẻ phải  thật khéo léo, nếu không sẽ tạo sự ngộ nhận bất bình đẳng bởi tuổi già thì khó tính, còn bọn trẻ thì ăn chưa no, nghĩ chưa tới, động một tý là hờn dỗi. Mình vừa là con, lại vừa là mẹ cư xử phải công bằng, nghiêm túc mới giữ được nề nếp gia đình hoà thuận, trên kính, dưới nhường.

 

Chị Phương,  tổ tưởng tổ phụ nữ khu dân cư 25, phường Chăm Mát nhận xét: Bọn trẻ hiện nay coi thường cách ứng xử  nhiều khi dẫn đến thiếu tôn trọng lẫn nhau. Thời xưa, đàn bà chỉ biết nhịn và chịu đựng, có ai dám cãi lại bố mẹ chồng hoặc chửi nhau tay đôi với chồng. Nhưng bây giờ họ bất chấp đó là việc to hay nhỏ, ai cũng cho mình là phải, cuối cùng không phân được thắng bại dẫn đến sự không tôn trọng nhau từ lời nói đến hành động. Lối sống “bình đẳng”  thái quá của một số gia đình trẻ hiện nay dẫn đến sự cẩu thả trong cách ứng xử, không phù hợp với tuyền thống văn hoá của gia đình Việt Nam.

 

Các thành viên trong gia đình có một vai trò nhất định, luôn quan tâm, yêu thương nhau chưa đủ, cần sự tôn trọng nhau trong cách ứng xử có văn hoá, đồng thời biết nhường nhịn nhau để có nền tảng gia đình bền vững. Nhất là người phụ nữ trong gia đình cần sự nhún nhường, chịu đựng để giữ ngôi nhà hạnh phúc được bền lâu mãi mãi. 

 

                                                                                   Ngọc Anh

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục