Nhân dân xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi (Kim Bôi) múa hát vui ngày hội

Nhân dân xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi (Kim Bôi) múa hát vui ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc"

(HBĐT) - Nhìn lại 15 năm thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” giai đoạn từ 1995-2010, bà Bùi Thị Tươi, Chủ tịch MTTQ huyện Kim Bôi cho biết: Bằng nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo với nhiều mô hình, phù hợp với đặc điểm của KDC, CVĐ đã đem lại hiệu quả thiết thực.

 

Để thực hiện CVĐ có hiệu quả, MTTQ huyện đã tham mưu với Huyện uỷ ra Chỉ thị số 04-CT/HU về “Tăng cường lãnh đạo thực hiện cuộc vận động”. Qua đó, hệ thống tổ chức chỉ đạo cuộc vận động được thành lập từ huyện đến cơ sở. Năm 1995, BCĐ CVĐ của huyện đã chọn KDC Bèo - xã Sơn Thuỷ, KDC Tre Thị - xã Trung Bì, KDC Bôi Câu - xã Kim Bôi và KDC Bá Lam - xã Cao Thắng làm điểm, sau đó triển khai ra diện rộng. Đến năm 1997 đã có 65% KDC thực hiện, năm 1998 có 68% KDC thực hiện và từ năm 1999 đến nay, hàng năm, 100% KDC đều đăng ký thực hiện CVĐ.

 

Kim Bôi là huyện có địa bàn rộng, dân cư đông, đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Đến hết năm 2010, thu nhập bình quân toàn huyện mới đạt 8, 2 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tới 23%. Tuy nhiên, từ nhiều năm qua, người dân trong huyện luôn tham gia nhiệt tình vào các phong trào đền ơn, đáp nghĩa, các hoạt động nhân đạo, đặc biệt là luôn tích cực ủng hộ CVĐ “Ngày vì người nghèo”. Từ năm 2001-2010, huyện đã vận động, xây dựng quỹ “Vì người nghèo” đạt trên 3.208 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, 10 năm qua đã có 425 hộ nghèo được sửa chữa, nâng cấp, xây mới nhà ở gắn biển nhà “Đại đoàn kết”. Phát huy tình làng, nghĩa xóm, nhân dân ở các KDC còn giúp đỡ nhau hàng trăm ngàn cây giống, trên 28.000 con giống và hàng vạn ngày công để cùng phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo.

 

CVĐ cũng đã tác động tích cực làm chuyển biến nhận thức của bộ phận lớn nhân dân Kim Bôi trong thực hiện việc cưới, việc tang.  Nếu như trước đây nhắc đến việc cưới, việc tang trong mỗi gia đình với tất cả sự tốn kém, phiền phức thì nay đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Lễ cưới được tổ chức đơn giản hơn, không còn nặng nề với chuyện thách cưới và đợi... của hồi môn như trước. Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều cô dâu dân tộc Mường tự sắm cho mình bộ váy truyền thống với áo choàng bình dị trong ngày cưới. Đám tang cũng được tổ chức đơn giản hơn, tiết kiệm cả thời gian, tiền bạc...

 

Qua thực hiện CVĐ đã phát huy tinh thần tự quản trong cộng đồng các dân tộc ở KDC trong thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Lấy sức dân để lo cho dân”, khiến cho bộ mặt của mỗi làng xã ngày càng khởi sắc. 15 năm qua đã có nhiều KDC được biểu dương vì đã thực hiện tốt nội dung, tinh thần CVĐ như: KDC Sáng Mới - xã Đú Sáng, KDC Lau Ráy - xã Bình Sơn, KDC Bôi Cả - xã Nam Thượng, KDC Tre Thị - xã Trung Bì, KDC Cóc Lẫm - xã Kim Truy, KDC Đoàn Kết - thị trấn Bo, KDC Lạng - xã Kim Bình, KDC Rộc - xã Nật Sơn, KDC Bèo - xã Sơn Thủy, KDC Đầm Sáng - xã Thượng Bì...

 

Từ phong trào thi đua thực hiện CVĐ đã tạo nền tảng, cơ sở để hàng năm huyện công nhận từ 72% trở lên KDC tiên tiến và từ 70-80% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa.  Nhìn lại 15 năm thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, huyện Kim Bôi phần nào khẳng định được niềm tự hào, đúc rút những bài học kinh nghiệm quý để duy trì, đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư.

 

 

                                                                                     Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục