Tiết mục cồng, chiêng vẫn thường xuyên xuất hiện trong các buổi biểu diễn văn nghệ do huyện tổ chức.

Tiết mục cồng, chiêng vẫn thường xuyên xuất hiện trong các buổi biểu diễn văn nghệ do huyện tổ chức.

(HBĐT) - Về thăm tiểu khu 12, 8, xóm Đồng Bái (thị trấn Lương Sơn), xóm Hạnh Phúc (xã Hoà Sơn)… vào những ngày cuối tuần, chúng ta sẽ cảm nhận được sự phong phú, đa dạng trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ ở cơ sở.

 

Theo ông Bùi Đức Triệu, Phó Trưởng phòng VH – TT huyện Lương Sơn: những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền và nhu cầu sinh hoạt văn hoá văn nghệ (VHVN) của người dân ngày càng cao đã tạo nên phong trào VHVN phát triển sâu rộng. Giờ đây, trong đời sống tinh thần của người dân không thể thiếu lời ca, tiếng hát.

 

Hiện nay, 100% xóm, bản của huyện đều thành lập được đội văn nghệ, trong đó có 126/187 đội đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ VH - TT & DL. Ngoài ra, 20/20 xã, thị trấn đều có 1 đội văn nghệ và các đội của cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn. Hầu hết các đội văn nghệ được sinh hoạt vào ngày cuối tuần. Sau một tuần làm việc vất vả, bà con lại cùng nhau quây quần tại nhà văn hoá xóm, bản để cùng hát cho nhau nghe. Bên cạnh đó, các đội văn nghệ còn làm nòng cốt trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chị Hoàng Thị Phong, xóm Đầm Đa I, xã Hợp Hoà chia sẻ: Đến sinh hoạt tại nhà văn hoá là thời gian chúng tôi được nghỉ ngơi, thư giãn tạo khí thế cho một tuần làm việc hiệu quả. Từ những buổi sinh hoạt VHVN như vậy, tình cảm đoàn kết, chia sẻ giữa mọi người trong xóm ngày càng bền chặt. Thông qua các tiểu phẩm, mọi người chia sẻ với nhau về kinh nghiệm nuôi con khoẻ - dạy con ngoan, Luật Phòng - chống bạo lực gia đình…

 

Nhằm thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng ngày càng phát triển, năm qua, huyện đã tổ chức được Hội diễn nghệ thuật quần chúng Công – Nông – Binh thu hút được 28 đơn vị tham gia. Trong đó có 18 xã, thị trấn và 10 đoàn đến từ cơ quan, đơn vị và Ngày hội văn hoá - thể thao với sự tham của 12 đoàn văn nghệ đến từ các xã phía nam huyện Lương Sơn, trong đó có đội văn nghệ của xóm đạo Gò Mu (xã Thanh Lương). Hội diễn là dịp để các đội văn nghệ trong huyện được giao lưu, học hỏi về các kỹ năng biểu diễn, phát huy được tiềm năng nghệ thuật của từng vùng, tạo sự gắn bó, đoàn kết giữa đồng bào công giáo với bên lương. Ngoài ra, có nhiều địa phương duy trì được truyền thống văn nghệ, tiêu biểu như xã Cao Răm. Tuy là một xã còn khó khăn, nhưng xã vẫn luôn duy trì 2 năm 1 lần tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng. Ngoài những tiết mục của các xóm trong xã, còn có sự góp mặt của các đơn vị là các xã lân cận.

 

Ông Bùi Đức Triệu cho biết thêm: Hầu hết các đội văn nghệ không được hỗ trợ về kinh phí hoạt động. Từ nhạc cụ, trang phục biểu diễn đều do nhân dân đóng góp. Đây cũng là một khó khăn để hoạt động VH - VN phát triển. Để hỗ trợ cho địa phương về chuyên môn, cơ sở vật chất, Phòng VH – TT thường xuyên cử cán bộ về cơ sở giúp biên đạo, dàn dựng chương trình và hỗ trợ về âm thanh, ánh sáng, trang phục biểu diễn khi đơn vị nào có nhu cầu. Bên cạnh đó, có những đơn vị đã mua được trang phục biểu diễn như: CLB Chèo 30/4 - Tiểu khu 2 và đội văn nghệ Tiểu khu 12 - thị trấn Lương Sơn.

 

Bên cạnh đó, để lời ca tiếng hát của cha ông không mai một, nghệ nhân Nguyễn Minh Sáng - tiểu khu 2 (thị trấn Lương Sơn), nghệ nhân Nguyễn Thu Hình – xóm Rổng Cấn (xã Lâm Sơn) vẫn ngày ngày miệt mài truyền dạy cho thế hệ trẻ cách đánh cồng chiêng, những làn điệu dân ca đất Mường…

 

 

                                                                                                    P.V

 

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục