Nhiều khác tham quan hội chợ chưa thực sự yên tâm về chất lượng các mặt hàng có xuất sứ nước ngoài.

Nhiều khác tham quan hội chợ chưa thực sự yên tâm về chất lượng các mặt hàng có xuất sứ nước ngoài.

(HBĐT) - Tại tỉnh ta, hội chợ triển lãm lần đầu tiên tổ chức vào năm 2005. Cho đến năm 2009, quy mô tổ chức đã mở rộng ở đều khắp các huyện, thành phố. Cho đến nay, việc tổ chức hội chợ vẫn là một trong những giải pháp kích cầu hiệu quả, đồng thời là cầu nối giữa nhà sản xuất, doanh nghiệp với người tiêu dùng. Tuy vậy, xung quanh hoạt động tổ chức hội chợ triển lãm tại tỉnh, các huyện, thành phố còn không ít khó khăn, bất cập.

 

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Sở Công thương ngày 20/8/2008 đã giao cho Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN & MT, UBND thành phố Hòa Bình nghiên cứu, đề xuất địa điểm xây dựng Trung tâm Hội chợ thương mại của tỉnh. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, mặt bằng Trung tâm Hội chợ vẫn đang trong giai đoạn chờ quy hoạch. Hội chợ triển lãm quy mô cấp tỉnh, thành phố nhiều năm nay phải tạm hoạt động tại khoảng sân trước Cung văn hóa tỉnh. Tại địa điểm này, diện tích và điều kiện cho phép chỉ có thể đáp ứng được khoảng 120 gian hàng, trong khi yêu cầu quy mô hội chợ phải có sức chứa tối thiểu  200 gian.

 

Gần đây, các doanh nghiệp trong tỉnh tuy đã có những thay đổi tích cực trong quan niệm về tổ chức hội chợ, song số doanh nghiệp tham gia hội chợ chưa nhiều. Theo ông Mai Châu Tuấn - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh, mỗi hội chợ chỉ thu hút trên, dưới 10 DN trong tỉnh tham gia gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm chủ yếu thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ như thổ cẩm, rượu cần. Việc hướng dẫn và tổ chức đoàn DN tỉnh tham gia các hội chợ với quy mô khu vực, toàn quốc tại tỉnh bạn còn hạn chế hơn bởi nhiều lắm cũng chỉ vận động được 1  2 DN tham gia. Chính vì vậy, việc tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm hàng hóa của DN trên địa bàn tỉnh còn ở chừng mực nhất định.

 

Một thực tế khác đáng bàn là chất lượng hàng hóa ở hội chợ chưa mang tính chọn lọc nhiều. Bên cạnh đa số các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng vẫn tồn tại một số gian hàng của DN nước ngoài bày bán sản phẩm nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt, chưa thực hiện niêm yết giá và bán sản phẩm theo giá niêm yết, còn hiện tượng hàng hóa trưng bày chưa đảm bảo chất lượng. Trước tình hình đó, công tác kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng, đặc biệt là Ban chỉ đạo 127 các huyện, thành phố đối với hàng hóa tại các hội chợ đang được tăng cường. Qua kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm, góp phần bảo đảm môi trường kinh doanh hội chợ lành mạnh, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.

 

Hoạt động hội chợ trên địa bàn tỉnh đang ngày càng phát triển. Theo thống kê, bình quân mỗi năm tổ chức được hơn 10 hội chợ quy mô cấp tỉnh, cấp huyện. Doanh thu mỗi hội chợ cấp tỉnh dao động từ 1,5 - 2 tỷ đồng, cấp huyện đạt từ 500  600 triệu đồng. Việc tổ chức hội chợ đã thúc đẩy, tạo cơ hội để DN tiếp cận với thị trường tiềm năng, người tiêu dùng được lựa chọn những sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Trong khi chờ quy hoạch mặt bằng Trung tâm hội chợ thương mại tỉnh, mới đây, tỉnh đã cho ý kiến chuyển địa điểm tổ chức trước đây tại Cung văn hóa tỉnh đến diện tích đất trống tại KDC Bắc Trần Hưng Đạo (TPHB) có sức chứa khoảng 300 gian hàng. Song, đây chỉ là giải pháp khắc phục tạm thời, cần sớm quy hoạch cơ sở hạ tầng để đảm bảo hoạt động hội chợ đi vào nề nếp, lâu dài.

 

 

                                                                              Bùi Minh

 

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục