Hai NSƯT Khắc Tư và Thuý Ngần biểu diễn bài “Quân tử vu dịch” trong vở chèo “Lưu Bình - Dương Lễ” cho sinh viên Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.

Hai NSƯT Khắc Tư và Thuý Ngần biểu diễn bài “Quân tử vu dịch” trong vở chèo “Lưu Bình - Dương Lễ” cho sinh viên Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.

Lại tiếp tục những phản ánh thực trạng. Lại nối dài những “thiết nghĩ, nên chăng, cần phải, rất cần...”. Nếu sau hội thảo diễn ra nhân Ngày di sản văn hoá VN lần này, các nhà quản lý, các đơn vị nghệ thuật và nghệ sĩ sân khấu truyền thống (SKTT) không ráo riết đề đạt và tự lao vào hành động thì chắc... “bèo trên ao lại xô kín mặt nước”!

“Buồn thương” sân khấu...

Trước khi nêu các giải pháp, như mong muốn của nhà tổ chức là “sát sườn”, “cụ thể”, “đúng và trúng”... nhằm cải thiện thực trạng SKTT, những tồn tại “u ám” đều tiếp tục được mổ xẻ, hội thảo “Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống” ngày 23.11 tại Hà Nội đã ghi nhận nhiều bức xúc quanh chính sách đãi ngộ nghệ sĩ, chế độ nhuận bút, sự thiếu hụt kịch bản hay, đạo diễn chuyên nghề, sự lai căng trong dàn dựng, trang trí, sự thiếu cập nhật và yếu kém trong việc tiếp thị của các đơn vị nghệ thuật...

Hai NSƯT Khắc Tư và Thuý Ngần biểu diễn bài “Quân tử vu dịch” trong vở chèo “Lưu Bình - Dương Lễ” cho sinh viên Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.

PGS-TS Tất Thắng ta thán về việc lưu giữ kịch bản ở các đoàn rất tệ. Chỉ mới vài chục năm mà có khi muốn tìm để dựng lại, phục hồi cũng chẳng tìm ra. Rộng hơn thế, đến nay, một nước được coi là cường quốc sân khấu như VN vẫn chưa có bảo tàng sân khấu. Sự ỳ ạch của SKTT trong tiếp cận xã hội về mặt tổ chức, biểu diễn cũng được nêu lên. PGS-TS Lê Thị Hoài Phương nhận xét, nếp nghĩ và nếp làm của cơ chế bao cấp đã ăn quá sâu vào cách làm việc của lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật. Phần lớn các nhà hát vẫn hoạt động theo kiểu cũ: Hoàn thành nhiệm vụ hằng năm là được.

Những điều nói trên, cùng rất nhiều tồn tại khác dẫn đến những cảnh ngộ trớ trêu - mà như nhạc sĩ Đôn Truyền phê phán - đó là nạn “không chèo, không tuồng” tồn tại lâu nay là hậu quả của sự thiếu trách nhiệm với nghề nghiệp, với nghiệp SKTT của ông cha.

 Thuốc nào chữa bệnh? 

Thực ra, nhiều phương thuốc đã được công bố những năm qua, nhưng việc sử dụng để “cứu” sân khấu còn quá chậm chạp. Nhân hội thảo này, các ý kiến, đề xuất cũ và mới lại tiếp tục gióng lên. NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội NSSK Việt Nam - đưa ra 12 giải pháp. Ông nhấn mạnh, cần đưa nghệ thuật sân khấu trở thành mục tiêu quốc gia, cũng như các mục tiêu khác cho di sản, du lịch, thể thao, điện ảnh... để SKTT được hưởng những nguồn kinh phí không phụ thuộc vào Luật Ngân sách. Cùng với đó là xây dựng hồ sơ trình UNESCO nhằm tôn vinh nghệ thuật SKTT...

GĐ Nhà hát Tuồng Đào Tấn - Bình Định Nguyễn Ngọc Đình tiếp tục đề nghị sửa đổi xếp ngạch viên chức với những người làm nghệ thuật cho phù hợp đặc thù lao động độc hại, nặng nhọc để nghệ sĩ, diễn viên yên tâm làm nghề. GĐ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang Phan Quốc Hùng cho rằng, cần xây dựng chế độ, chính sách với các nghệ sĩ tự do, dùng đòn bẩy kinh tế để tập hợp lực lượng, động viên họ chung sức với các đơn vị nghệ thuật dàn dựng tác phẩm... 

Còn nhiều ý tưởng khác cho vốn cổ, các vở diễn kinh điển, cho đào tạo, tập huấn nghệ sĩ SKTT, rồi âm nhạc, mỹ thuật SKTT...; nhưng sự vắng vẻ của hội thảo cũng cho thấy sự quan tâm chưa nhiều của chính những người trong nghề với nghiệp SKTT của mình. Sau hội thảo, như kỳ vọng của những người tổ chức, mong giải quyết triệt để thực trạng, dư luận tiếp tục chờ xem “những chiếc chìa khoá sẽ mở ổ khoá đang khô dầu” ra sao!

 

                                                              Theo Báo Laodong

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục