Quần thể hang động núi Đầu Rồng với nhiều hang động đẹp được xếp hạng di tích quốc gia.

Quần thể hang động núi Đầu Rồng với nhiều hang động đẹp được xếp hạng di tích quốc gia.

(HBĐT) - Vừa qua, Bộ VH-TT&DL có quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia cho danh lam thắng cảnh quần thể hang động tại núi Đầu Rồng tại khu III, thị trấn Cao Phong (Cao Phong). Đây là quần thể di tích nằm ở phía đông nam của thị trấn Cao Phong, chỉ cách QL6 khoảng 500 km về phía đông.

 

Dãy núi dài hơn 1 km, độ cao khoảng 200 m so với chân núi với nhiều hang động đẹp liên kết với nhau như Hoa Sơn thạch động, động không đáy, Phong Sơn động, Nhãn Long Sơn động, hang Nước, động Thanh Thủy…Việc quần thể hang động núi Đầu Rồng được công nhận là di tích cấp quốc gia sẽ tạo bước đệm để các doanh nghiệp đầu tư  vào điểm du lịch này và đây sẽ là một điểm nhấn mới cho du lịch huyện Cao Phong. Trước đây, nhắc đến du lịch huyện Cao Phong, du khách trong và ngoài tỉnh thường nhớ ngay đến cảnh đẹp thơ mộng của lòng hồ mênh mông khi đến với đền Bờ vào những ngày đầu năm mới. Bản du lịch cộng đồng Giang Mỗ với những ngôi nhà sàn truyền thống ẩn hiện bên thửa ruộng bậc thang hòa cùng thiên nhiên của núi rừng. Cao Phong còn nổi tiếng bởi truyền thuyết “vườn hoa, núi Cối”, chiến khu cách mạng Cao Phong- Thạch Yên, chùa Khánh, chùa Quèn Ang…

          

Đồng chí Nguyễn Quang Huy, Phó phòng VH-TT huyện Cao Phong cho biết: Những năm gần đây, huyện bước đầu cũng đã có sự đầu tư vào lĩnh vực du lịch với một số công trình trọng điểm như: năm 2007, huyện bắt đầu đầu tư xây dựng chùa Khánh, chùa Quèn Ang. Năm 2011, huyện đã xây dựng 3 tuyến du lịch mới: Bình Thanh - Thung Nai- lòng hồ sông Đà thăm làng cổ dân tộc (Dao, Mường) với các làng nghề truyền thống, khu di tích lịch sử văn hoá Cù Chính Lan, đền Bờ, du lịch sinh thái hồ Hoà Bình; tuyến du lịch Tân Phong- Dũng Phong- Yên Lập- Yên Thượng thăm di tích lịch sử chùa Quèn Ang, “vườn hoa, núi Cối”, du lịch bản Mường Yên Thượng, Yên Lập, chùa Khánh, xã Yên Thượng; tuyến thị trấn- Xuân Phong gồm du lịch sinh thái vườn, hồ Cạn Thượng, bản làng dân tộc Mường xóm Cạn, Mừng, xã Xuân Phong. Gần đây, khu vui chơi giải trí Sóc Nâu được doanh nghiệp tư nhân đầu tư đã và đang là điểm đến của nhiều khách hàng. Hiện nay, huyện đang chú trọng phục dựng lễ hội đền Bờ, lễ hội Mường Thàng…Nhờ đó, trong thời gian qua, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện cũng đã có nhiều tiến bộ, từng bước góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2012 đã có tổng số 59.436 lượt khách đến tham quan du lịch ở huyện. Trong đó có 2.427 lượt khách quốc tế, 57.009 lượt khách nội địa. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 2,7 tỷ đồng. Tuy vậy, trên thực tế phát triển du lịch của huyện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Sự phát triển du lịch còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và kế hoạch tổng thể phát triển du lịch làm cơ sở lập các dự án đầu tư, các chính sách, giải pháp phù hợp để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch của huyện. Nhiều vấn đề đặt ra đối với việc quản lý, sử dụng, khai thác tài nguyên du lịch cần được nghiên cứu đầu tư như: chưa tạo được các tuyến du lịch khép kín, chưa khắc phục được tính mùa vụ trong du lịch; gắn du lịch với các di tích, danh thắng, lễ hội, làng nghề còn yếu; sản phẩm du lịch và dịch vụ còn nghèo, chất lượng chưa cao, chưa mang tính đặc trưng, chưa tạo được ấn tượng sâu sắc dẫn tới lượng khách du lịch đến với Cao Phong còn ít, thời gian lưu trú ngắn, công suất sử dụng buồng thấp; hiệu quả và lợi nhuận kinh doanh từ du lịch chưa cao dẫn đến đầu tư cho cơ sở phục vụ du lịch còn hạn chế về nhiều mặt; chưa có nhiều hình thức quảng bá về tiềm năng du lịch trên địa bàn…

       

Nhận thức rõ những hạn chế đó, trong thời gian tới, để đưa du lịch có tỷ trọng cao góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện Cao Phong xác định tiếp tục tận dụng lợi thế nằm trên trục QL 6, tuyến đường thuỷ sông Đà, gần thành phố Hoà Bình và các vùng danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Phát triển du lịch về trước mắt và lâu dài phải gắn liền với hệ thống du lịch của tỉnh, gắn với các lễ hội truyền thống, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm 2020, huyện đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch như: chú trọng công tác quy hoạch định hướng, xác định hướng phát triển đến năm 2015 chủ yếu là hình thành các tour du lịch thăm quan phong cảnh, di tích lịch sử văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Tranh thủ mọi nguồn vốn của T.ư và địa phương ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đường giao thông, điện và các cơ sở dịch vụ khác phục vụ cho du lịch như hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, thông tin liên lạc… Từ đó, huyện phấn đấu tăng trưởng bình quân của ngành thương mại, dịch vụ, du lịch đạt từ 18-20%, góp phần đưa tỷ trọng của ngành đến năm 2015 chiếm 30%, năm 2020 chiếm 35% với thu nhập từ du lịch đạt 50% trong ngành thương mại- du lịch. Mục tiêu cụ thể, giai đoạn 2010- 2015 thu hút khách du lịch tăng 30%/năm, số lượng khách đạt 80.000 lượt khách. Số nhà nghỉ có thể bố trí 300 khách, trong đó có 30% số phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn.

 

 

                                                                           Hương Lan

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục