Bà Bùi Thị Hạnh, thôn Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong) dạy chị em trong thôn dệt thổ cẩm.

Bà Bùi Thị Hạnh, thôn Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong) dạy chị em trong thôn dệt thổ cẩm.

(HBĐT) - Như hầu hết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, người Mường cũng có nghề dệt thổ cẩm truyền thống rất phát triển. Thổ cẩm Mường được đánh giá là một trong những sản phẩm đẹp nhất với những hoa văn tinh tế cầu kỳ.

 

Đặc trưng với 12 loại hoa văn, thổ cẩm được người Mường sử dụng để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau phục vụ cho các nhu cầu trong cuộc sống sinh hoạt. Đồng thời, các sản phẩm dù cùng loại cũng có thể được tạo nên từ nhiều mẫu hoa văn khác nhau. Tất cả làm nên sự phong phú và đa dạng cho các sản phẩm thổ cẩm của người Mường.     

       

Bà Bùi Thị Phương, HTX Thổ cẩm Vọng Ngàn, Tân Lạc cho biết: "Đặc trưng của sản phẩm thổ cẩm truyền thống như cạp váy có con rồng, có trái mê, có trái mây có trái en, có con rồng cả, có con rồng con, có con hươu, cây chu đồng. Mặt phà của chúng tôi cũng có rất nhiều loại như phà luống, phà kẻ ô rồi phà quả trám. Chúng tôi có những mặt phà sáng tạo để làm khăn trải bàn như phà con ngựa con voi, những phà sáng tạo con rồng để làm khăn trải giường".

 

Trong truyền thống xa xưa của người Mường, con gái 15,16 tuổi đã phải biết dệt và làm những món đồ như gối, chăn, váy áo để mang về nhà chồng. Trải qua nhiều công đoạn như: trồng dâu, nuôi tằm, xe tơ, dệt vải và tạo hoa văn. Tất cả đòi hỏi đức tính cần mẫn chăm chỉ cũng như sự khéo léo và tinh tế của phụ nữ Mường.

 

Bà Bùi Thị Phương cho biết thêm: "Ngày nay, người Mường chúng tôi đã khấm khá hơn và đã biết làm đẹp cho mình. Có những chị mang về nhà chồng đến 20 chăn thổ cẩm Mường, 50 cái gối, mấy chục cái đệm lót để tặng nhà chồng. Vì thế, nhà chồng rất trân trọng vì điều đó cho thấy bàn tay khéo léo của họ".

 

Dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi nhưng trong đời sống của người Mường hôm nay vẫn có nhiều chuẩn mực truyền thống được bà con các bản làng trân trọng và gìn giữ. Trong đó, thổ cẩm truyền thống chính là một trong những nét văn hoá đẹp và có sức sống bền bỉ.

 

 

                                                                 HBĐT tổng hợp

 

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục