Chị Vì Thị Mai (phải) Bản Lác giới thiệu sản phẩm dệt thổ cẩm.

Chị Vì Thị Mai (phải) Bản Lác giới thiệu sản phẩm dệt thổ cẩm.

(HBĐT) - Đến với huyện vùng cao Mai Châu, khách du lịch sẽ được sống trong tình cảm yêu thương, thân thiện và hòa đồng của người dân nơi đây. Đất trời Mai Châu hòa cùng núi non hùng vĩ, những khu rừng nguyên sinh thăm thẳm, cổ kính, là khu rừng cọ bát ngát, là tiếng suối réo rắt nơi thượng nguồn sông Mã, là những hương vị sản vật đậm thiên nhiên đặc sắc và còn là tình người chân thật Hang Kia, Pà Cò, là tỏi tía Noong Luông, cá dầm xanh, khoai sọ Vạn Mai, men say của rượu Mai Hạ ấm lòng du khách... Có đến Mai Châu mới hiểu được vì sao cảnh vật thiên nhiên, không gian văn hóa, vùng đất và con người Mai Châu từ lâu nay đã ghi dấu ấn khó phai trong lòng du khách.

 

Mai Châu mang lại cảm nhận nhẹ nhàng thư thái cho những ai lần đầu ghé thăm; cảm giác đậm đà, đằm thắm rồi nhớ nhung da diết cho những ai đã từng đến vùng đất, hòa đồng với con người nơi đây. Mai Châu đang tận dụng ưu đãi  trời cho về văn hóa, thiên nhiên để phát triển du lịch cộng động, tạo dấu ấn riêng trong lòng khách du lịch trong và ngoài nước.

 

 Theo lời giới thiệu của chị Vì Thị Liễu, cán bộ phụ trách du lịch- Phòng VH-TT huyện Mai Châu, muốn tìm hiểu về du lịch cộng đồng huyện Mai Châu không thể bỏ qua bản Lác. Bản Lác có đầy đủ các yếu tố từ cơ sở hạ tầng đến kinh nghiệm làm du lịch có vài chục năm của người dân nơi đây. ông Vì Văn Mầng, Trưởng bản Lác cho biết: Bản Lác đã nằm ở thung lũng Mai Châu thơ mộng có từ hàng trăm năm. Trước đây, dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Truyền thống văn hóa lâu đời, khung cảnh bản làng người Thái cùng với thời gian trở thành địa điểm được du khách mọi nơi hay lui tới. Từ những năm 60 đã có khách du lịch đến với bản Lác là chuyên gia người nước ngoài làm ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình và Nhà máy giấy. Tuy nhiên, khách chỉ đến 1 ngày rồi đi. Từ năm 1993, bắt đầu có khách lưu trú qua đêm. Dần dần, theo nhu cầu của du   khách, các hộ dân bắt đầu có dịch vụ lưu trú qua đêm.

 

Bản Lác bây giờ sạch và văn minh hơn với 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Trên 80% đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa. Số hộ dân làm du lich cộng đồng cũng đã phát triển hơn. Cả bản có 32/114 hộ đầu tư làm dịch vụ nhà nghỉ có đăng ký kinh doanh lưu trú. Trong mỗi nhà sàn được đầu tư đầy đủ trang thiết bị, công trình phụ đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách. Bình quân hàng tháng có khoảng 1.200 khách cả nước ngoài và trong nước đến với bản. Doanh thu đạt trên 200 triệu đồng/tháng. Mỗi du khách đến với bản Lác chỉ cần bỏ ra trên dưới 200.000 đồng/ngày đêm. Theo bà Hà Thị ỳ, chủ nhà nghỉ số 8, xưa kia đói khổ nhờ du lịch cộng đồng người dân có cuộc sống no đủ như ngày hôm nay. Dừng chân tại nhà sàn số 6, chúng tôi được chị Vì Thị Mai, chủ nhà giới thiệu: Đến với bản Lác, khách du lịch được hưởng không khí trong lành của núi rừng, thăm quan không gian sống, lao động- sản xuất của người Thái với nghề sản xuất lúa nước, trồng dâu nuôi tằm dệt vải. Đặc biệt, hình ảnh các cô gái Thái với trang phục truyền thống bên khung dệt đã trở thành hình ảnh khó phai mờ trong lòng du khách. Đến bữa, du khách được thưởng thức các món ẩm thực do đích thân chủ nhà chế biến đãi khách với các món ăn đậm đà bản sắc dân tộc núi rừng như cơm lam, cá đồ, thịt gà nấu măng chua, thịt trâu nấu lá lồm... Tối đến, du khách có nhu cầu có thể thưởng thức chương trình văn nghệ do chính người dân trong bản biểu diễn. Hiện tại, bản Lác có 6 đội văn nghệ với khoảng 90 diễn viên tham gia với đủ các thành phần, lứa tuổi tham gia. Gọi là diễn viên nhưng hàng ngày họ vẫn ra đồng làm việc, tối đến gác việc nhà nông, biểu diễn phục vụ du khách. Các tiết mục văn nghệ tự biên, tự diễn như múa xòe, múa sạp, chung vui quanh vò rượu cần tạo không khí thêm gần gũi giữa du khách và người dân của bản.

 

Đồng chí Lò Văn Tuấn, Trưởng phòng VH-TT huyện Mai Châu cho biết: Mai Châu đang tận dụng và khai thác bền vững nguồn tài nguyên văn hóa, con người để tạo sự phát triển bền vững từ du lịch cộng đồng. Toàn huyện có 12 di tích, danh thắng, trong đó có 5 di tích được Bộ VH-TT& DL công nhận là hang Khoài (Xăm Khòe), hang Chiều (thị trấn Mai Châu); hang Nhật, hang Láng, hang Mỏ Luông (Chiềng Châu). Mai Châu còn lưu giữ một kho tàng văn hóa văn nghệ dân gian phong phú với các lễ hội đặc trưng như lễ hội “cầu mưa”,  “chá chiêng” của dân tộc Thái, lễ hội  “gầu tào” của dân tộc Mông. Từ lâu, Mai Châu đã có dấu ấn trên bản đồ du lịch, là địa điểm thăm quan, nghỉ dưỡng của các đoàn ngoại giao và du khách trong nước. Từ chỗ phát triển tự phát, đến nay, các loại hình du lịch ở Mai Châu phát triển khá mạnh. Hiện nay, loại hình du lịch cộng đồng đã lan rộng ra các xã khác như bản Pom Coọng, bản Văn (thị trấn Mai Châu); bản Bước, xã Xăm Khòe; bản Xô, xã Nà Mèo. Các bản lẻ ở các xã: Piềng Vế, Hang Kia, Pà Cò, Mai Hịch... Bản Lác, Pom Coọng đã xây dựng các nội quy nhằm bảo đảm ANTT, giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc và thu các khoản lệ phí để nộp thuế và tái đầu tư nâng cấp các loại hình dịch vụ du lịch, đã trở thành điểm du lịch được các tổ chức, cá nhân đến tham quan, học tập. Toàn huyện hiện có 54 nhà nghỉ cộng đồng. Huyện Mai Châu đang thực hiện Nghị quyết và triển khai một số cơ chế, chính sách, tạo cú hích phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM.

 

 

                                                      Hương Lan

 

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục