Đền bờ trên vùng hồ Hòa Bình, điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và nước ngoài.

Đền bờ trên vùng hồ Hòa Bình, điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và nước ngoài.

(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 172 địa chỉ di tích danh thắng được đưa vào danh mục bảo vệ, 39 di tích được công nhận cấp quốc gia, 22 di tích cấp tỉnh và 124 địa chỉ phong tục, tập quán tín ngưỡng, trong đó có 36 địa chỉ các lễ hội dân gian truyền thống của các dân tộc...

 

Những năm qua, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành chuyên môn và các địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa và Quy chế quản lý lễ hội tới các tầng lớp nhân dân, nhất là NQT.ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đồng thời, triển khai các chương trình, kế hoạch hành động và ban hành các văn bản QLNN về bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, danh lam, thắng cảnh, các giá trị văn hóa phi vật thể, xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Từ đó, tỉnh ta đã làm tốt công tác QLNN cũng như chăm lo đầu tư và đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức phụng dựng, bảo tồn, duy trì, phát triển và nâng cấp quy mô một số lễ hội, với một số điểm nhấn như: lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễ hội đánh cá Lỗ Sơn, lễ hội chùa Kè - Phú Vinh (Tân Lạc); lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy); lễ hội chùa Hang (Yên Thủy); lễ hội đền Bờ (Cao Phong - Đà Bắc); lễ hội Xên Bản, Xên Mường (Mai Châu); lễ hội rước Bụt, Đu Vôi (Lạc Sơn); lễ hội Mường Động (Kim Bôi). Bên cạnh đó, một số lễ hội văn hóa, thể thao còn gắn liền với các sự kiện trọng đại của tỉnh đã được tổ chức thành công như: ngày hội VH-TT các tỉnh Tây Bắc; lễ hội dân tộc Mông; ngày hội Văn hóa dân tộc Mường toàn quốc; lễ hội cồng chiêng dân tộc Mường lần thứ nhất. Ngoài ra còn một số lễ hội được tổ chức ở một số làng, bản với quy mô nhỏ, mang tính chất lễ nghi cho một cộng đồng làng, xóm. Kết hợp với phần lễ có tổ chức một số trò chơi dân gian truyền thống và các môn thể thao như bóng chuyền, bóng đá... góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, phục vụ đắc lực cho phát triển du lịch, giải quyết việc làm cho một số lao động theo thời vụ và đem lại một phần lợi ích kinh tế cho tỉnh và các huyện, thành phố.

 

Qua hoạt động tổ chức lễ hội hàng năm trên địa bàn tỉnh cho thấy, hình thức, quy mô đều tôn trọng theo lễ nghi truyền thống gồm phần lễ và phần hội. Các địa phương cơ bản tuân thủ nghiêm túc các quy định về tổ chức lễ hội, không xảy ra vi phạm lớn. Thời điểm tổ chức lễ hội hầu hết vào dịp đầu xuân năm mới, từ 1 - 3 ngày, bắt đầu từ mồng 4 Tết. Trong đó có 2 lễ hội kéo dài từ 2 - 3 tháng là lễ hội chùa Tiên và lễ hội đền Bờ. Việc tổ chức các lễ hội đã thu hút được hàng triệu lượt người tham gia và tham quan du lịch, góp phần bảo tồn, duy trì và phát huy truyền thống, đem lại hiệu quả về tinh thần củng cố tiềm tin của  nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, giải quyết các yếu tố tâm lý, tâm linh, tín ngưỡng đem lại tinh thần lạc quan cho mọi người.

 

Cùng với những kết quả đã đạt được, việc tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh cũng bộc lộ không ít những tồn tại, hạn chế như: quy mô tổ chức lễ hội đa số trong phạm vi hẹp, công tác tổ chức còn thiếu kinh nghiệm. Tỉnh và các huyện, thành phố chưa có quy hoạch cụ thể về lễ hội. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số địa phương còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhất là tại các địa điểm tổ chức lễ hội chưa đáp ứng được nhu cầu và số lượng khách tham gia. Quá trình tổ chức lễ hội còn mang nặng tính hình thức sân khấu hóa. Thậm chí hình thức tổ chức còn có dấu hiệu vay mượn, có khi pha tạp giữa lễ hội ở các địa phương khác nhau đang có chiều hướng gia tăng. Công tác tuyên truyền, quảng bá về lễ hội trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm đúng mức. Kinh phí hỗ trợ để nghiên cứu sưu tầm văn hóa dân gian, tổ chức và phục dựng lễ hội còn hạn hẹp, xã hội hóa trong tổ chức lễ hội còn hạn chế, dẫn đến lễ hội của một số dân tộc đang có nguy cơ bị mai một. Không ít lễ hội còn xảy ra tình trạng tranh giành, chèo kéo khách. Tình trạng đốt quá nhiều vàng mã và hiện tượng mê tín dị đoan ở các lễ hội còn diễn ra khá phổ biến. Cá biệt, có những lễ hội còn diễn ra tình trạng tự ý tăng giá vé trông giữ xe máy, ô tô. Sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế đó, chắc chắn lễ hội ở tỉnh ta sẽ tiếp tục được bảo tồn, phát huy và ngày càng phát triển. 

 

                                                                                                 Đức Phượng 

 

 

Các tin khác


Âm nhạc Hòa Bình - những nốt thăng đáng mừng

Với những nhạc sĩ, thi sĩ và những người yêu âm nhạc ở Hòa Bình, năm 2023 được xem là một mùa bội thu: nhiều tác phẩm được sáng tác mới, nhiều tác phẩm đạt giải cao trong các kỳ liên hoan, cuộc thi khu vực do các tỉnh và Trung ương tổ chức.

Huyện uỷ Lạc Sơn gặp mặt những người làm công tác bảo tồn văn hoá truyền thống 

Ngày 15/3, Huyện uỷ Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, thực hành và báo chí, truyền thông về công tác bảo tồn văn hoá truyền thống dịp Xuân Giáp Thìn 2024. 

Festival phở năm 2024: Sức hấp dẫn của phở Việt

Phở là món ăn truyền thống lâu đời của người Việt. Phở được nhiều đầu bếp, chuyên gia, tạp chí quốc tế công nhận là một trong số các món ăn hấp dẫn trên toàn cầu.

Phường Dân Chủ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) có trên 35% dân số là người dân tộc Mường. Thời gian qua, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, phường luôn quan tâm công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Qua đó góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” tại huyện Lạc Sơn

Ngày 13/3, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030 tại huyện Lạc Sơn.

Huyện Lương Sơn đón bằng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Sấu Thượng, xã Thanh Cao

UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức Lễ đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Sấu Thượng, xã Thanh Cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục