Lá dong để gói bánh, gói xôi, thịt trong ngày Tết ở Mường Vang.

Lá dong để gói bánh, gói xôi, thịt trong ngày Tết ở Mường Vang.

(HBĐT) - Năm nay, Tết đến sớm hơn một ngày. Cũng như mọi năm, tôi sẽ cùng gia đình lại về quê ở vùng Mường Vang ăn Tết để thực sự cảm nhận cái Tết đơn giản, mộc mạc mà ấm áp của quê hương...

 

Tôi còn nhớ như in những ngày áp Tết năm ngoái, thức dậy sau một đêm ấm áp trong vòng tay bà, bếp lửa đã rực hồng với những nồi to, nhỏ đang sôi. Trên nhà không còn ai, cả nhà đang ở dưới sân. Có rất nhiều âm thanh rộn ràng của ngày mới-ngày ăn đụng lợn của gia đình.

 

Theo phong tục, những người đàn ông trong gia đình sẽ phụ trách phần thịt lợn và chế biến các món ăn truyền thống. Phụ nữ lo những việc nhẹ nhàng hơn như đồ xôi, dọn dẹp nhà cửa, rửa lá để tối làm bánh chưng... Lúc này tôi sực nhớ đến vườn lá dong cổ tích của bà. Bà đang ở đó, lấy lá làm bánh Tết cho tôi!

 

Trời còn mờ sương, chút ánh sáng mỏng manh của mùa đông cũng đủ làm ánh lên màu xanh mướt của vườn lá. Bà tôi đang nhẹ nhàng, cẩn thận lựa chọn từng chiếc lá. Gương mặt bà hiền hậu với đôi mắt đầy niềm vui và hạnh phúc. Năm nay được nước, lá nhiều và đẹp, thoải mái gói bánh cho cả nhà ăn đến ra giêng...  Câu nói của bà làm tôi sực tỉnh sau chút bâng khuâng. Bà đưa tôi một con dao nhỏ để cùng bà hái lá. Bà dặn chỉ được hái những chiếc lá to, đẹp. Những chiếc còn non, nhỏ phải để lại nuôi cây.

 

Lá dong được coi là lá lộc của núi rừng. Theo truyền thuyết từ thời Vua Hùng, dân gian ta đã sử dụng lá để gói bánh dâng vua. Đến nay, thứ lá ấy vẫn được dân ta ưa chuộng và không thể thiếu trong những ngày lễ, Tết của quê hương, dân tộc. Người ta thường chọn những chiếc lá to, đẹp để gói bánh. Những chiếc bánh vuông vắn sau khi gói xong còn được buộc ghép thật chặt lại thành cặp 3, 4 chiếc rồi mới đem luộc. Theo kinh nghiệm của bà, khi luộc bánh, bà lấy những chiếc lá dong xấu hoặc những đầu lá thừa, lót vào đáy nồi để không dính và tạo được màu xanh cũng như tăng thêm vị thơm đặc trưng của bánh.

 

Những năm trước đây, lá dong mọc bạt ngàn trong những khe núi, khe suối ẩm ướt.  Nhiều người dân ở quê tôi những ngày giáp Tết thường đi lấy lá dong rừng về bán. Có ngày có gia đình 2, 3 người cùng đi lấy được từ 3.000 - 4.000 lá. Giá bán buôn ổn định cũng kiếm được tiền triệu tiêu Tết. Nhưng mấy năm nay, rừng già không còn, độ ẩm của rừng thấp, lá dong không còn nhiều như trước. Đi lấy lá dong rừng phải đi xa hơn, vất vả hơn nên đa số các hộ dân ở quê tôi đều dành một phần đất nhỏ gần khu vực có nguồn nước để trồng lấy một khoảnh cây dong, phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Theo bà tôi kể, trước đây, đa số người dân khi nhà có việc hoặc đến dịp Tết mới lên rừng hoặc ra suối lấy lá dong. Họ không trồng trong vườn nhà. Chỉ trừ những nhà giàu, nhiều ruộng, đất mới dành riêng một khu vườn để trồng lá dong. Những nhà giàu trồng bởi họ thường xuyên tổ chức những cuộc ăn uống linh đình, phải sử dụng nhiều lá để gói bánh, gói xôi, thịt.

 

Mùi vị dịu ngọt rất Tết của lá dong khiến bất cứ ai cũng nhớ da diết hương vị ngày Tết quê hương; thôi thúc tâm hồn mỗi người trở về đoàn tụ, quay quần ấm áp bên gia đình... Đến nay, dù đã thấm thía và thực sự cắt nghĩa được lá dong làm nên Tết như thế nào, tôi vẫn thích được nghe bà nói lại câu nói trìu mến, yêu thương: “Bà làm Tết cho con”.

 

 

                                                          Hồng Duyên 

                                                        

 

 

 

Các tin khác


Âm nhạc Hòa Bình - những nốt thăng đáng mừng

Với những nhạc sĩ, thi sĩ và những người yêu âm nhạc ở Hòa Bình, năm 2023 được xem là một mùa bội thu: nhiều tác phẩm được sáng tác mới, nhiều tác phẩm đạt giải cao trong các kỳ liên hoan, cuộc thi khu vực do các tỉnh và Trung ương tổ chức.

Huyện uỷ Lạc Sơn gặp mặt những người làm công tác bảo tồn văn hoá truyền thống 

Ngày 15/3, Huyện uỷ Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, thực hành và báo chí, truyền thông về công tác bảo tồn văn hoá truyền thống dịp Xuân Giáp Thìn 2024. 

Festival phở năm 2024: Sức hấp dẫn của phở Việt

Phở là món ăn truyền thống lâu đời của người Việt. Phở được nhiều đầu bếp, chuyên gia, tạp chí quốc tế công nhận là một trong số các món ăn hấp dẫn trên toàn cầu.

Phường Dân Chủ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) có trên 35% dân số là người dân tộc Mường. Thời gian qua, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, phường luôn quan tâm công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Qua đó góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” tại huyện Lạc Sơn

Ngày 13/3, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030 tại huyện Lạc Sơn.

Huyện Lương Sơn đón bằng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Sấu Thượng, xã Thanh Cao

UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức Lễ đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Sấu Thượng, xã Thanh Cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục