Trong 3 năm 2009- 2011, tỉnh ta đã xuất bản được 45 đầu sách lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống.

Trong 3 năm 2009- 2011, tỉnh ta đã xuất bản được 45 đầu sách lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống.

(HBĐT) - Trên tấm bản đồ mang hình chữ S của Tổ quốc, Hòa Bình là một tỉnh nhỏ với diện tích tự nhiên 4.594 km2 nơi sinh sống của trên 81 vạn cư dân thuộc các dân tộc Mường, Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông... Tuy nhiên, Hòa Bình luôn được nhiều người biết đến và nhớ đến bởi đây là nôi của nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng và là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng. Ghi lại nguyên trạng những chứng tích lịch sử để truyền lại cho muôn đời sau luôn là điều cần thiết. Xác định rõ nhiệm vụ này, ngay từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, tỉnh đã có chủ trương về việc tăng cường nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ. Cho đến nay, việc làm này đã đạt được những kết quả đáng tự hào.

 

Năm 2002, thực hiện Chỉ thị số 15- CT/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng (khóa  và (IX), Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 23/CT/TU về "Tăng cường công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng". Sau 5 năm thực hiện, Tỉnh ủy và các Đảng bộ trực thuộc đều tiến hành tổng kết công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, giáo dục truyền thống cách mạng theo tinh thần Chỉ thị của T.Ư và của tỉnh. Qua đó đã đánh giá, nêu bật những thành tích đạt được, đồng thời chỉ rõ những hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho những năm tiếp theo. Dựa trên cơ sở nền tảng và những bài học kinh nghiệm đã có từ trước, trong 3 năm 2009-2011, công tác nghiên cứu lịch sử Đảng và lịch sử truyền thống cách mạng ở tỉnh ta đã đạt được những kết hết sức nổi bật. Thành công đầu tiên phải kể đến việc xuất bản 2.000 cuốn lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình 1929-2010, vào đúng dịp khai mạc lễ kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và lễ hội cồng chiêng Hòa Bình lần thứ nhất. Ngay sau đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã hoàn thành việc số hóa lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình 1929-2010 trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một việc làm hết sức thiết thực góp phần quảng bá rộng rãi về mảnh đất, con người Hòa Bình với tất cả những tiềm năng, thế mạnh, truyền thống đấu tranh cách mạng, những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH.  Cũng trong thời gian này, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã hướng dẫn, giúp đỡ Ban Tuyên giáo các huyện, thành phố, các Đảng ủy trực thuộc triển khai có hiệu quả công tác biên soạn lịch Đảng bộ, lịch sử truyền thống. Hướng tới năm hữu nghị Việt- Lào (2012), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tiến hành sưu tập tư liệu, tổng kết lịch sử để biên soạn, xuất bản cuốn kỷ yếu "Quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào ở Hòa Bình 1947-1989" được độc giả trong và ngoài nước hết sức hoan nghênh. Trong 3 năm 2009-2011, toàn tỉnh đã xuất bản được 45 đầu sách lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống. Bà Nguyễn Thị Minh Thuận, Trưởng phòng lý luận chính trị và lịch sử Đảng (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) bộc lộ rõ niềm tự hào khi cho chúng tôi biết: Đây đều là những công trình được tổ chức biên soạn hết sức kỹ lưỡng, công phu được cơ quan chuyên môn cấp trên và đông đảo bạn đọc đánh giá cao. Từ những kết quả đáng tự hào đó mà trong 4 năm liền (từ 2009-2011), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy được Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng. Năm 2012 danh hiệu này được trao cho cá nhân đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

 

Cho đến năm 2012, các huyện, thành phố trong tỉnh đã hoàn thành việc biên soạn và xuất bản được cuốn lịch sử Đảng bộ đến năm 2010; 80% số ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh đã xuất bản được cuốn lịch sử và truyền thống của ngành mình.  Từ đây, việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử được hướng về cơ sở (các xã, phường, thị trấn). Mặc dù việc sưu tầm, biên soạn và xuất một quyển sách lịch sử khá tốn kém về thời gian cần tới khoảng 2 năm; kinh phí khoảng 150 triệu đồng nhưng đến nay đã có nhiều xã, phường, thị trấn hoàn thành việc xuất bản cuốn lịch sử Đảng bộ. Điển hình là các huyện Tân Lạc, Lương Sơn, TP Hòa Bình đã có nhiều cách làm hay để hỗ trợ các xã, phường, thị trấn xuất bản được cuốn lịch sử Đảng bộ qua các thời kỳ. Học tập cách làm của các địa phương này, các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Cao Phong cũng đang triển khai tích cực, phấn đấu đến hết năm 2015 sẽ hoàn thành việc sưu tầm, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ cấp xã.

 

Dù trong điều kiện KT - XH còn nhiều khó khăn nhưng nhờ triển khai, thực hiện một cách nghiêm túc Chỉ thị của Đảng, tỉnh ta đã gặt hái được thành công trong việc sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng. Như đồng chí Trường Chinh, nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã nói: " ... Viết sử tức là tổng kết những kinh nghiệm đúng sai, phổ biến những kinh nghiệm đúng, khắc phục cái sai, ôn lại cái cũ để chủ đạo cái mới... viết để giáo dục đảng viên và quần chúng, làm cho họ tự hào và tin tưởng có thêm năng lực và kinh nghiệm để làm nên những sự nghiệp vĩ đại hơn nữa..." thì những cuốn sách này thực sự là món quà vô giá cho các thế hệ cháu con của đất Mường Hòa Bình hôm nay, mai sau.

 

                                                                         

                                                           Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục