Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) - điển hình trong phong trào xây dựng làng văn hoá gắn với phát triển kinh tế du lịch.

Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) - điển hình trong phong trào xây dựng làng văn hoá gắn với phát triển kinh tế du lịch.

(HBĐT) - Mai Châu có 22 xã, 1 thị trấn với 138 xóm, huyện có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Thái chiếm trên 60%, còn lại là dân tộc Kinh, Dao, Mông... Xác định xây dựng làng văn hóa là xây dựng một cộng đồng dân cư văn hóa, có đời sống kinh tế và văn hóa tinh thần phát triển lành mạnh, phong phú. Trong những năm qua, phong trào xây dựng làng văn hoá đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn huyện đã chú trọng tổ chức thực hiện.

 

Đồng chí Hà Văn Di, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” huyện Mai Châu cho biết: Việc xây dựng làng, bản văn hóa phải dựa trên các tiêu chí cụ thể như: xây dựng gia đình văn hóa, KDC văn hóa, phát triển đời sống KT-XH, ANTT và xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Kết quả đó được bình xét trong từng năm và từng giai đoạn theo quy định của BCĐ tỉnh. Trong giai đoạn 2008 - 2013, công tác chỉ đạo phong trào xây dựng làng văn hóa trong phong trào “Toµn d©n ®oµn kÕt x©y dùng ®êi sèng v¨n hãa” của huyện Mai Châu đã được chú trọng và đã có sự chuyển biến tích cực, tác động đến đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân. Kết quả của phong trào xây dựng làng văn hóa thể hiện ở các tiêu chí cụ thể như: về chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì phong trào xây dựng làng văn hóa cũng chính là việc cụ thể hóa tích cực nhất các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được chú trọng. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được gắn vào các tiêu chí, tiêu chuẩn thông qua Quy ước, Hương ước áp dụng với quy chế dân chủ ở cơ sở được nhân dân tự nguyện ký kết thực hiện. Về phát triển kinh tế, bằng các hình thức tuyên truyền và đầu tư cho cơ sở như các chương trình điện, đường, trường, trạm và vận động nhân dân áp dụng KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Về xây dựng đời sống văn hóa - xã hội, phong trào xây dựng làng văn hóa đã góp phần định hướng tích cực, tạo ra những chuẩn mực văn hóa, nếp sống văn hóa thấm dần vào từng người dân, từng gia đình, từng tập thể và từng cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước, đoàn kết tương thân, tương ái; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, loại bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín, dị đoan và tệ nạn xã hội. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng khắp. Công tác GD&ĐT cũng được chú trọng đầu tư. Về xây dựng cảnh quan môi trường được gắn kết với phong trào xây dựng làng văn hóa đã tác động mạnh mẽ đến từng con người, gia đình và cộng đồng dân cư, cơ quan, trường học. Đến hết năm 2013, đã có trên 68% số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; công tác phòng- chống các dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm; phát triển các phong trào xây dựng "3 chuồng - 4 hố", "Vườn ao chuồng", "Xanh sạch đẹp" trong nhân dân; phát động tết trồng cây hàng năm đã được nhân dân các dân tộc trong toàn huyện đồng tình hưởng ứng... Về công tác xây dựng kết cấu hạ tầng và thiết chế văn hóa đặc biệt là các xã vùng khó khăn được các cấp, ngành quan tâm, đầu tư xây dựng, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Các công trình văn hóa, thiết chế văn hóa hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của nhân dân…

 

Đồng chí Hà Văn Di khẳng định: Phong trào xây dựng làng văn hóa với nòng cốt là xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa ngày càng phát triển tạo ra một diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện. Các làng được công nhận văn hóa, nhân dân có cuộc sống ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; đời sống văn hóa tinh thần được cải thiện rõ rệt; bộ mặt các làng thay đổi với nhiều thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí… được xây dựng; cảnh quan môi trường sạch đẹp; các xã, thị trấn đi vào nề nếp trong các hoạt động lễ hội, ma chay, cưới hỏi. Đến hết năm 2013, toàn huyện có 34/138 làng, bản, khu dân cư đạt danh hiệu làng văn hoá, bằng 24,6%. Trong phong trào xây dựng làng văn hóa đã xuất hiện các điển hình như: xóm Nà Sài, xóm Lác (xã Chiềng Châu), xóm Pom Cọong (thị trấn Mai Châu), xóm Bước (Xăm Khòe) có nhiều thành tích tiêu biểu trong xây dựng làng văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch, xóm Cha Long xây dựng làng văn hóa gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch. Trong giai đoạn tiếp theo (2014 – 2018), huyện phấn đấu số làng văn hóa đạt 40% trên tổng số làng trong toàn huyện.

 

 

 

 

PV

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục