Hàng năm, huyện Lạc Thuỷ phối hợp tổ chức nhiều buổi biểu diễn văn nghệ, tạo nên sự phong phú trong đời sống văn hoá, tinh thần nhân dân.

Hàng năm, huyện Lạc Thuỷ phối hợp tổ chức nhiều buổi biểu diễn văn nghệ, tạo nên sự phong phú trong đời sống văn hoá, tinh thần nhân dân.

(HBĐT) - Phong trào xây dựng làng văn hoá trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã trở thành phong trào thi đua rộng khắp, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Không khí dân chủ được mở rộng, nhân dân phấn khởi hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, VH-XH, QP-AN; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

 

Phong trào xây dựng làng văn hoá của huyện trong những năm qua đã góp phần tạo nên định hướng phấn đấu theo tiêu chí tích cực. Tạo ra những chuẩn mực văn hoá, nếp sống văn hoá thấm dần vào từng người dân, từng gia đình, từng tập thể. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, phát huy tốt truyền thống yêu quê hương đất nước, đoàn kết tương thân tương ái, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, loại bỏ dần phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng khắp. Toàn huyện đã xây dựng được 158 tổ đội văn nghệ quần chúng, hàng trăm đội thể thao, câu lạc bộ sở thích với các hình thức hoạt động phong phú đa dạng. Để các đội văn nghệ được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với nhau, hàng năm huyện tổ chức từ 2 – 3 hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, tổ chức 9 – 10 cuộc thi đấu thể thao và trên 500 buổi biểu diễn văn nghệ trên toàn huyện đã thu hút hàng vạn người tham gia, tạo nên sự phong phú trong đời sống văn hoá, tinh thần nhân dân.

 

Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, huyện Lạc Thủy đã huy động sức dân đóng góp ngày công, tiền của xây dựng nhà văn hóa, cổng làng, điểm vui chơi giải trí. Toàn huyện đã xây dựng được 113 nhà văn hoá, sân tập thể thao và các đội văn nghệ mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Với 16 đội thông tin lưu động, trên 75% nhà văn hóa xóm, khu dân cư có tủ sách pháp luật và tủ sách bạn đọc, các thiết chế văn hóa được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư xây dựng đã từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, TD-TT của nhân dân.

 

Công tác phối hợp với các ngành thực hiện phong trào xây dựng làng văn hoá, cơ quan, đơn vị, trường học văn hoá được triển khai đồng bộ và được đánh giá cao. UBMTTQ các cấp trực tiếp duy trì và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, việc bình xét hộ gia đình văn hoá gắn với các phong trào thi đua yêu nước và mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Các cơ quam đơn vị, doanh nghiệp tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng làng văn hoá, xây dựng cơ quan xanh đẹp, đẩy mạnh phong trào văn hoá thể thao, phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, đẩy mạnh phong trào thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng người cán bộ công chức thực sự “Trung thành, sáng tạo, tận tuỵ, gương mẫu”. Công tác giáo dục – đào tạo được chú trọng đầu tư, đến nay 100% các xã có trường tiểu học, trung học cơ sở, mầm non. Toàn huyện có 80,4% trường học đạt trường học văn hoá, trong đó có 19 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Bên cạnh đó các hội, đoàn thể đã vận động hội viên tích cực tham gia phong trào thi đua xây dựng làng văn hoá gắn với đặc thù của hội đã thu hút được đông đảo hội viên tham gia như: phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói - giảm nghèo và làm giàu chính đáng”; Đoàn thanh niên vận động hội viên tham gia các mô hình câu lạc bộ gia đình trẻ biết làm giàu, câu lạc bộ tiền hôn nhân; Hội CCB tích cực vận động nhân dân và hội viên phát triển kinh tế xoá đói - giảm nghèo, có trên 75% Hội CCB cơ sở tham gia công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể và các hoạt động xã hội… Phong trào xây dựng làng văn hoá ở Lạc Thủy ngày càng phát triển sâu rộng, các bước triển khai, xây dựng được thực hiện chặt chẽ và chất lượng. Năm 2013, toàn huyện đã có trên 12.600 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ trên 70%; 80 làng, khu dân cư  được công nhận văn hóa; 33 cơ quan và 37 trường học được công nhận văn hóa.

 

Từ những kết quả trên cho thấy phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” cũng như việc xây dựng xóm phố văn hoá đã có tác động tích cực, tạo nên môi trường văn hoá lành mạnh, an ninh chính trị được giữ vững, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế, xã hội mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

 

 

                                                                                       Đỗ Hà

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục