Lâu lắm rồi tôi mới có dịp về quê, chân chưa đi mà lòng đã bồi hồi. Quê tôi một vùng quê đất cằn sỏi, đá, khí hậu nghiệt ngã, chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn nhưng người dân quê tôi cần cù, giàu lòng yêu nước và mang đậm chất hài hước dù gặp bất kỳ gian khó nào. Về quê, trong tôi vang lên câu hát: “Quê hương là chùm khế ngọt / Cho con trèo hái mỗi ngày” mà lòng lại thấy gắn bó với tuổi thơ. Thuở còn nhỏ, cứ mỗi trận mưa rào đến là đêm hôm đó, bố con đốt đuốc ra bờ sông bãi cát soi bắt cá bống, về đổ ra rổ cũng được dăm, ba lạng đủ để có nồi cá kho với tương thêm vài ba quả khế là có món cá kho mang đậm chất quê.

Quê tôi một thời chiến tranh vắng bóng thanh niên vì họ ra trận với hào khí truyền thống Xô Viết 1930. Đất nước yên bình, có người trở về, có người nằm lại nơi chiến trường. Các bà mẹ thời chiến tiễn con lên đường ở quê tôi như có nhà văn đã nói: “Muốn biết cuộc chiến tranh thành hay bại hãy nhìn nét mặt những bà mẹ lúc tiễn con lên đường”. Các bà cầm tay các anh lưu luến nhưng lời dặn dò dứt khoát: “Cố lập chiến công, chiến đấu cho bằng anh, bằng em rạng ngời quê ta”.

Đường làng những ngày các anh ra đi, hoa khế tím đỏ, quả khế chín vàng góp vào cảnh quan quê một nắng, hai sương. Về quê sau bao năm thăng trầm, khi đi tóc còn xanh nay về đầu đã bạc, làng xóm đổi thay. Vườn nhà nhiều người đã thay tên, đổi chủ. Đi qua vườn xưa còn cây khế già nua của thời ông nội trồng còn lại. Thân cây mốc xù xì, cành cây khẳng khiu nhưng lá xanh non, những chùm hoa tím li ti xen lẫn những quả khế chín svàng từng chùm hấp dẫn bầy chào mào, chim sáo.

Hoa khế rụng như mưa trên tóc, thơm mùi thơm thầm kín của làng quê trong những cành hoa khế tím cuối thu. Nhớ ngày ra đi cách đây đã hơn một nửa thế kỷ, cây khế còn đó, chứng tích ngày rong ruổi theo đuổi đèn sách để mong có ngày lập nghiệp. Trở lại quê gặp mùa khế chín lòng lại nao nao, bố mẹ đã trở thành người thiên cổ, bạn bè người còn, người mất, nay đã già, yếu ớt, cầm tay nhau mà mãi mới nhận ra nhau. Nhớ mẹ ngày trời nắng hanh ngồi cắt thái những lá khế thành những ngôi sao xanh, vàng bay vào sàng, vào nia phơi để dành lúc mưa dầm, gió rét kho lẫn với mớ cá, tép đồng.

Cây khế ấy tự bao giờ đã thành cổ thụ, chứng kiến bao đổi thay của gia đình, làng xóm. Những người hàng xóm thỉnh thoảng cắp nón sang xin nhau vài quả rồi vui vẻ hỏi chuyện đồng áng, mùa màng, chuyện bầy gà mới nở, đám đàn ông ngày mưa ngồi bên con cá nướng nhâm nhi vài lát khế chua, sung chát với chén rượu nếp thơm hàn huyên tâm sự. Mỗi khi có chị nào thèm khế là làng xóm rủ rỉ tay nhau khấp khởi đón thêm một đứa trẻ chào đời.

Cuộc mưu sinh nhọc nhằn ở vùng đất đã nhen nhóm trong tôi ký ức dìu dịu bởi một màu hoa tím đỏ, hồn nhiên bên vườn nhà. Bước chân đi trên đường quê đã lâu rồi vẫn là một vùng quê quen thuộc trong tôi lại văng vẳng câu hát: “Em phải về thôi, xa anh thôi / Xa hàng cây hò hẹn ta ngồi / Hoa khế rụng tím ngăn lối nhỏ / Để lòng tay xao xuyến, bồi hồi”.

Cuộc đời xa quê, về nơi ở mới. Đất lành, chim đậu trở thành quê hương thứ hai mang nặng ân tình mà phai dần ký ức tuổi thơ xa xăm một màu li ti hoa tím đỏ, hồn nhiên bên mé hiên nhà. Nhớ cô em gái năm xưa cài hoa lên tóc, má lúm đồng tiền, bàn tay thon nhỏ run run mà ngập tràn kỷ niệm tuổi hai mươi, tuổi học trò tràn đầy mộng mơ. Mỗi lần nhớ về vòm lá mượt xanh, tôi thường tự hỏi tại sao những chùm hoa li ti, những quả khế vàng ươm lại nẩy lên được từ thân cây khế xù xì, cổ thụ khô khan. Đúng là thân cây khô xốp nhưng nhựa cây dồi dào, mình cây tuy già nhưng hồn cây vẫn trẻ.

Về quê gặp mùa khế chín, cây khế bao năm nay cũng đã già, thân cây xù xì và những đứa trẻ ngày xưa đã lớn khôn, được quê hương chắp cánh bay xa bốn phương trời, lập nghiệp hay đi giữ gìn biên cương, biển đảo, vẫn nhớ về hoa khế. Những quả khế chín bên thềm vẫn xôn xao mỗi độ trở về ngập tràn kyû niệm.

 

 

 

                                                           Tản văn của Văn Song

 

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục