Quần thể hang động núi Đầu Rồng tại thị trấn Cao Phong thu hút du khách đến thăm quan.

Quần thể hang động núi Đầu Rồng tại thị trấn Cao Phong thu hút du khách đến thăm quan.

(HBĐT) - Trò chuyện với chúng tôi, chị Hoàng Thu Hằng ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chia sẻ: Gia đình tôi chọn Cao Phong để đi chơi cuối tuần vì khoảng cách từ Hà Nội đến đây chỉ hơn 70 km, giao thông thuận tiện. Chúng tôi đi thăm chùa Khánh, quần thể hang động núi Đầu Rồng, đền Thượng Bồng Lai. Thích thú nhất là các cháu nhỏ được đi thăm vườn cam, nhìn tận mắt những đồi cam trải dài... Ngắm bản Mường Giang Mỗ và thăm quan lòng hồ, ăn cá nướng ngay trên hồ là những điểm đến tiếp theo không thể thiếu.

 

Nói đến tiềm năng, thế mạnh du lịch của Cao Phong phải kể đến 4 khu di tích lịch sử đã được Bộ VH-TT&DL cấp bằng công nhận gồm: khu di tích lịch sử chùa Khánh, xã Yên Thượng; chùa Quoèn Ang, xã Tân Phong; Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan, xã Bình Thanh; di tích quốc gia danh lam thắng cảnh quần thể hang động núi Đầu Rồng, thị trấn Cao Phong. Cùng với đó là một số điểm du lịch hấp dẫn khác như: Vườn hoa núi Cối, xã Tân Phong, bản Mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh, đặc biệt là du lịch lòng hồ sông Đà với điểm nhấn là du lịch văn hóa tâm linh đền Bờ tại xã Thung Nai. Từ những tiềm năng này, huyện đã quy hoạch xây dựng các tuyến du lịch trọng điểm, cụm điểm du lịch. Ngoài ra, hiện nay, huyện đã phát triển được hơn 1.400 ha cây có múi. Đây là những tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, tạo thêm sức hút cho du lịch Cao Phong.

 

Đồng chí Nguyễn Ngọc Vân, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch, huyện đã thành lập BQL, tổ khai thác, tổ bảo vệ tại các điểm di tích. Quan tâm đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, trùng tu, xây dựng và dần hoàn thiện các khu di tích đảm bảo khang trang, xanh - sạch - đẹp nhưng vẫn giữ những nét truyền thống. Huyện huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông đến các tuyến, điểm du lịch. Mới đây đã khởi công tuyến đường Bắc Phong - Thung Nai và đây sẽ là tuyến chính du lịch của huyện. Giai đoạn 2010  - 2015, huyện đã đầu tư 56 tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng phát triển du lịch; dự kiến giai đoạn 2015 - 2020 sẽ đầu tư khoảng 450 tỷ đồng, phấn đấu đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của huyện và huyện thành vùng du lịch trọng điểm của tỉnh.

 

Dựa trên những tiềm năng sẵn có và đầu tư đúng hướng, du lịch Cao Phong đã có nhiều khởi sắc. Trung bình mỗi năm huyện đón và phục vụ khoảng 133.000 lượt du khách, trong đó, khách quốc tế 2.600 lượt. 6 tháng đầu năm nay, huyện đã đón gần 125.000 lượt khách, doanh thu từ du lịch ước đạt hơn 5,1 tỷ đồng; phấn đấu hết năm 2015 đón khoảng 18 vạn lượt khách.

 

 

                                                                     Dương Liễu

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục