Một buổi phổ biến luật lao động cho người lao động Công ty An Thịnh Hòa Bình và Công ty Tường Anh tại xã Trường Sơn (Lương Sơn).

Một buổi phổ biến luật lao động cho người lao động Công ty An Thịnh Hòa Bình và Công ty Tường Anh tại xã Trường Sơn (Lương Sơn).

(HBĐT) - Tính đến nay, cả tỉnh có trên 2.500 doanh nghiệp đăng ký và khoảng 1.200 doanh nghiệp có từ 15 lao động trở lên đang hoạt động. Trong những năm qua, LĐLĐ các cấp tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động góp phần làm chuyển biến ý thức chấp hành pháp luật trong công nhân, lao động (CNLĐ) và doanh nghiệp.

 

Chính sự am hiểu về pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng, CNLĐ nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Khi nắm vững kiến thức pháp luật, CNLĐ tự đấu tranh và bảo vệ chính mình trong quá trình tham gia lao động, tiến đến xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo TTATXH.  

Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn cần được tháo gỡ. Theo đồng chí Hoàng Kim Bảng, Trưởng ban Chính sách Pháp luật - LĐLĐ tỉnh, phần lớn các doanh nghiệp trong thời gian qua chịu sự tác động lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới; một vài doanh nghiệp sau thời gian hoạt động không hiệu quả phải ngừng sản xuất. Tình hình biến động lao động trong doanh nghiệp thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng nhiều đến công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp thuê công nhân theo thời vụ. Các doanh nghiệp đang hoạt động đều không có hội trường sinh hoạt cộng đồng cho công nhân, không đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Khi công đoàn tuyên truyền thường tổ chức 2-3 doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời điểm doanh nghiệp sản xuất theo đơn hàng. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của công đoàn các KCN và công đoàn cơ sở là kiêm nhiệm, chưa tập trung nghiên cứu, cập nhật các văn bản pháp luật mới; trình độ và khả năng tuyên truyền còn hạn chế. Do thời gian tuyên truyền chỉ từ 1 - 2 giờ hoặc một buổi mà phổ biến nhiều nội dung nên khả năng tiếp thu bị ảnh hưởng. Mặt khác, do trình độ học vấn của người lao động có sự chênh lệch, vì vậy, khả năng người lao động tự đọc, nghiên cứu tài liệu bằng hình thức tờ rơi, sổ tay, tự xem thông báo còn nhiều hạn chế.

Để tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các cấp, ngành, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ và tranh thủ tối đa sự ủng hộ, hỗ trợ của các chủ doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật cho người lao động, lấy mục tiêu xây dựng CNLĐ lớn mạnh về số lượng, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề; hiểu biết và tuân thủ pháp luật làm cơ sở đạt được trong công tác tuyên truyền. Tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền như: tuyên truyền miệng, qua hệ thống thông tin đại chúng, tư vấn, hòa giải, tủ sách pháp luật, tờ gấp, tài liệu bỏ túi, băng đĩa CD, hệ thống loa truyền viên thanh ở doanh nghiệp, tư vấn trực tiếp, trả lời bằng văn bản... phù hợp với điều kiện sống và làm việc của CNVC-LĐ. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên của công đoàn các KCN và của từng công đoàn cơ sở có trình độ hiểu biết pháp luật và khả năng truyền đạt tốt. Xây dựng và hoàn thiện tủ sách pháp luật. Tổ chức tốt việc tiếp và tư vấn pháp luật trực tiếp cho CNLĐ. Từng bước đổi mới hình thức tuyên truyền, chú trọng phương pháp đối thoại trực tiếp với người lao động.   

 

 

                                                                                  Việt Lâm

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục