Cảng Thung Nai, huyện Cao Phong tấp nập tàu thuyền đón khách trảy hội đền Bờ.

Cảng Thung Nai, huyện Cao Phong tấp nập tàu thuyền đón khách trảy hội đền Bờ.

(HBĐT) - Không biết tự bao giờ, hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, không chỉ người dân Hoà Bình mà đông đảo du khách thập phương lại náo nức ngược dòng sông Đà đến với đền Chúa Thác Bờ thuộc xã Vầy Nưa (Đà Bắc) và xã Thung Nai (Cao Phong) để cầu tài, cầu lộc, cầu bình an, sức khoẻ cho một năm mới và cũng để hoà mình vào thiên nhiên, thưởng ngoạn vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình được ví như một Hạ Long trên cao.

 

Tương truyền, xưa kia khi sông Đà chưa ngăn dòng thì Thác Bờ - ghềnh Hoa rất hiểm trở, thuyền bè qua lại bị đắm nhiều người dân nơi đây lập Đền Bà chúa cầu mong Bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược sông Đà.

 

Đền Bờ hay còn gọi là đền bà Chúa Thác Bờ còn gắn liền với lần đi dẹp loạn của vua Lê Lợi vào mùa xuân năm 1431. Truyện kể: Khi đoàn quân của vua Lê đến thác Bờ đã được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân trong vùng. Trong đó có bà Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Bà kêu gọi nhân dân quyên góp lương thực, thực phẩm để nuôi quân và đã chèo thuyền đưa, dẫn quân đi dẹp loạn. Để tiễn quân của nhà vua về kinh đô, bà Đinh Thị Vân huy động và cùng với nhân dân đóng bè, mảng đưa nghĩa quân cùng với thuyền rồng của nhà vua vượt thác Bờ trở về. Do những công đức của Bà, sau khi bà mất, vua Lê đã truyền cho dân bản xứ lập đền thờ bà tại thác Bờ.

 

     

                           Thành tâm cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe, bình an.

 

Ngày nay, thác Bờ và Đền Bờ đã trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng. Hàng năm, lễ hội Đền Bờ được mở từ ngày mùng 2 tháng Giêng đến hết tháng 4 âm lịch.

 

Xuân Bính Thân 2016, mỗi ngày đền Bờ đón hàng nghìn du khách thập phương đến lễ Phật, lễ Chúa cầu may. Mặc dù lượng khách lớn, nhưng nhờ có sự chỉ đạo, vào cuộc sát sao của các cấp uỷ, chính quyền và các ngành chức năng nên lễ hội đang được diễn ra đảm bảo tôn nghiêm, an toàn, an ninh trật tự được giữ vững.

 

                                                                         

                                                                             Bình Giang

 

 

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục