Phụ nữ xã Phú Minh (Kỳ Sơn) thường biểu diễn chiêng Mường trong các ngày lễ lớn trên địa bàn. ảnh: H.L

Phụ nữ xã Phú Minh (Kỳ Sơn) thường biểu diễn chiêng Mường trong các ngày lễ lớn trên địa bàn. ảnh: H.L

(HBĐT) - Thông qua cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt với những phong tục văn hóa, tín ngưỡng tâm linh đặc sắc, người Mường Hòa Bình không ngừng vận động sáng tạo để phát triển nền âm nhạc chiêng của mình. Quá trình phát triển ấy phù hợp với từng nội dung, yêu cầu của cuộc sống mà người Mường đã linh hoạt đặt ra và gọi tên chiêng theo nhiều cách gọi với nhiều ý nghĩa khác nhau.

 

Chiêng theo khái niệm tượng thanh có chiêng Chót, chiêng Chọi, chiêng Tlé, chiêng Bóng, chiêng Póng, chiêng Lóng, đây là loại chiêng nhỏ nhất, thuộc khu cao âm. Chiêng bồng âm khu trung. Chiêng Khầm âm khu trầm trong dàn chiêng xắc bùa. Chiêng theo khái niệm tượng hình, chiêng nhỏ nhất gọi là chiêng 1 tuổi (chiêng một). Chiêng to hơn, nhưng âm lại thấp hơn chiêng 1 tuổi được gọi là chiêng 2 tuổi (chiêng hai). Chiêng một và chiêng hai được ghép vào một bộ thường đánh điểm chấm phá, tạo màu sắc cho giai điệu. Chiêng xắc bùa nếu thiếu chiêng cao âm thì có thể thay bằng chiêng bồng (bòng beng) loại trung bình, chiêng 3 tuổi (chiêng ba) lên thay. Chiêng bồng (bòng beng) loại trung bình, được gọi là chiêng 3 tuổi (chiêng ba). Chiêng 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi (chiêng bốn, chiêng năm, chiêng sáu) thường được ghép vào một nhóm (nhóm 3 chiếc). Đôi khi còn dùng thêm cả chiêng 7 tuổi tham gia vào nhóm tạo thành bộ 4 chiêng. Chiêng Trầm (chiêng khầm) gồm 4 chiếc, từ chiêng 7 tuổi đến chiêng 10 tuổi (chiêng bảy, chiêng tám, chiêng chín, chiêng mười) được ghép vào thành một bộ chiêng thuộc âm khu trầm của dàn chiêng xắc bùa.  Chiêng gọi theo tuổi được kết hợp vào dàn chiêng xắc bùa thiếu chặt chẽ, sự thay đổi ngôi thứ, bộ trong dàn chiêng luôn bị xáo trộn, thay đổi theo yêu cầu của từng bản nhạc, đôi khi cả yêu cầu cuộc trình tấu âm nhạc xắc bùa tạo nên tên chiêng theo quan niệm nhân sinh: Chiêng dàm (chiêng Khầm) đực, chiêng dàm cái, chiêng vợ, chiêng chồng... Quan niệm gọi tên chiêng này chỉ sử dụng khi tính chất nội dung bản nhạc, cuộc trình tấu, trình diễn đặt ra.  Người  Mường  cho  rằng, chiêng  dàm đực lên tiếng thì chiêng dàm cái mới lên tiếng đáp lại. Ví dụ: trong bài loóng ba, tiếng “Coong coong, coong” là tiếng chiêng đực gọi chiêng cái trong đêm trăng. Chiêng gọi trong không gian trình diễn (linh thiêng, trang trọng). Những ngôi chiêng “Ngôi vàng”, “Ngôi bạc” thường chỉ được gọi khi đánh những bản nhạc chiêng dâng lễ, dâng oản, tế thần, đón khách quý, dâng rượu... 

Theo quan niệm của người Mường thì chiêng cũng như người đều có hồn, hồn của chiêng còn là hồn thiêng. Từ nhiều thế kỷ trước, người Mường đã nâng niu, quý trọng những chiếc chiêng của mình như vật báu, vật gia bảo. Tôn thờ những chiếc chiêng hơ (chiêng cổ), có tuổi và đã sống hàng trăm đời với tông tộc, gia đình của họ. Chiêng càng lâu năm càng quý, càng thiêng. ở nhiều vùng dân cư, đặc biệt là bốn Mường: Bi, Vang, Thàng, Động và vùng ven TP Hoà Bình nơi nào cũng có chiêng “thần”. Các vị cao niên, các nghệ nhân lâu năm kể rằng: “Vùng Mường nào cũng có đình, chùa, đền thờ thánh, thờ Phật và thờ thành hoàng làng. Hầu hết các đền, đình, ngày xưa đều có một chiếc chiêng “thần”. Trong các cuộc rước, tế lễ và mở hội, ông từ đã dùng chiếc chiêng thần đánh lên một hồi lại dùi ba tiếng, sau đó dàn chiêng xắc bùa và dàn nhạc dân tộc mới trình tấu tiếp theo. Ngoài ông từ ra không ai được cầm đến chiếc chiêng bởi vì mỗi khi lấy chiếc chiêng xuống để đánh ông từ phải sắm lễ, thắp nhang khấn chiêng trước khi sử dụng. 

Chiêng để lâu ngày không đánh, nếu bảo quản không cẩn thận, để nắng mưa làm cho tiếng chiêng không còn trong trẻo, ấm áp, vang xa. Hồn của chiêng cũng ngủ quên mất làm cho tiếng chiêng kém phần linh thiêng. Đánh lên không hay, không rung động lòng người và không thấu đến trời đất thần linh. Bởi vậy, trước khi hoà tấu, diễn tấu phải dậy chiêng. Người Mường thường bảo quản chiêng bằng cách treo trên vách nhà sàn hoặc để ngửa chiêng trên mặt sàn, không được phép úp mặt chiêng trở xuống hoặc để chiêng nơi ẩm ướt dễ bị hỏng chiêng, câm, chiêng đánh không thành tiếng.(Còn nữa)

 

                                                    Hương Lan (TH)

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục