(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại Khoa Khám bệnh (Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi) vào ngày thứ 6. Dù là ngày cuối tuần, nhưng lượng bệnh nhân đến khám vẫn rất đông. Bà Bùi Thị Siu, xã Sào Báy cho biết: Tôi bị bệnh tiểu đường. Trước đây thường xuyên phải đi khám, điều trị ở Hà Nội hoặc lên TP Hòa Bình. Đi khám và điều trị xa vừa tốn kém lại mệt mỏi. Hai năm nay, tôi về khám, điều trị ở Trung tâm Y tế huyện, bệnh tình thấy ổn định hơn. Điều kiện, trang thiết bị ở trung tâm được đầu tư mới, hiện đại, khang trang. Thái độ của cán bộ, y, bác sỹ gần gũi, trách nhiệm, nhiệt tình, tôi rất yên tâm chữa bệnh.


Cán bộ Khoa Nội tiết - nhi - truyền nhiễm (Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi) thăm khám cho bệnh nhi. 

Bác sỹ Nguyễn Công Lương, Trưởng khoa Khám bệnh cho biết: Từ đầu năm đến nay, có nhiều tháng, lượng bệnh nhân tăng đột biến tại các khoa, nhất là Khoa Khám bệnh. Ngoài yếu tố do thời tiết cực đoan dẫn đến phát sinh nhiều loại dịch bệnh còn có yếu tố chất lượng khám, chữa bệnh tại Khoa được quan tâm, chú trọng hơn nên bệnh nhân yên tâm, tin tưởng đến khám, điều trị. Khi lượng bệnh nhân tăng, nhất là những tháng tăng đột biến, khoa chủ động xây dựng kế hoạch, đề xuất Ban lãnh đạo Trung tâm đầu tư trang thiết bị phục vụ người bệnh như: lắp đặt tay vịn, ghế ngồi chờ, làm mới biển, bảng chỉ dẫn, cải tạo nhà vệ sinh; xây dựng quy trình kỹ thuật, triển khai các danh mục kỹ thuật mới theo phân tuyến; sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý khám, chữa bệnh; cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại thuốc, vật tư y tế phục vụ cho công tác khám, điều trị… Khoa thường xuyên cử cán bộ, y, bác sỹ đi tập huấn, học hỏi kinh nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các bệnh viện tuyến trên để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ công tác khám, chữa bệnh hiệu quả hơn.

Khoa Nội tiết - nhi - truyền nhiễm cũng là một trong những khoa có lượng bệnh nhân đến điều trị tăng trong những tháng hè vừa qua. Bác sỹ Bùi Thị Hường, Trưởng khoa cho biết: Trước những khó khăn chung, lãnh đạo Khoa đã tham mưa với lãnh đạo Trung tâm và xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để phục vụ nhu cầu của khám, chữa bệnh của nhân dân. Cụ thể như: Nâng cao tinh thần, thái độ về chăm sóc, phục vụ người bệnh; cử cán bộ tham gia các chương trình tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn; trong quá trình điều trị cho bệnh nhân tăng cường tư vấn, truyên truyền cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cách chăm sóc trẻ tại nhà, tại bệnh viện cũng như cách phòng, chống, hạn chế bệnh…

Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung tâm đã khám, điều trị cho 82.065 lượt bệnh nhân, trong đó, số bệnh nhân điều trị nội trú là 6.122 người; bệnh nhân điều trị ngoại trú là 1.294 người. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 92,3%.

Đồng chí Dương Hải Thành, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện cho biết: Sau hơn 2 năm thực hiện việc sáp nhập, Trung tâm đã ổn định về tổ chức, cơ cấu bộ máy để triển khai thực hiện 2 chức năng phòng bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Để công tác khám, chữa bệnh đạt hiệu quả, Trung tâm tập trung thực hiện tốt 2 nội dung là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và tăng cường trang, thiết bị, phương tiện hiện đại. Công tác cải tiến chất lượng bệnh viện tiếp tục được quan tâm. Trung tâm đã tổ chức thường trực cấp cứu theo 4 cấp 24/24h, sẵn sàng cấp cứu người bệnh, tiếp nhận và xử trí cấp cứu tại Khoa Hồi sức cấp cứu. Ngoài việc tham gia hỗ trợ cấp cứu cho tuyến y tế cơ sở khi có yêu cầu, trung tâm còn tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; tổ chức, phân công các kíp phẫu thuật cấp cứu ngoài giờ đảm bảo phẫu thuật kịp thời, an toàn cho người bệnh…

Với những kết quả đạt được trong công tác phòng bệnh, khám, điều trị bệnh, năm 2018, Trung tâm Y tế huyện  Kim Bôi xếp thứ 3 trong thi đua khối điều trị, xếp thứ nhất về công tác dự phòng, được UBND tỉnh tặng bằng khen.

                                                                                                H.D

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục