Nội soi đường mật trong mổ là một trong những kỹ thuật hiện đại hàng đầu giúp điều trị bệnh triệt để, an toàn, thời gian hồi phục nhanh, tránh các tai biến nguy hiểm.

Giải pháp vàng giúp điều trị hiệu quả sỏi trong gan

Sỏi nằm trong đường mật sẽ gây nên những hậu quả tắc mật, nhiễm trùng, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng cấp tính làm tổn thương đến gan và hệ thống đường mật cũng như gây ảnh hưởng xấu đến những cơ quan khác. Ngoài những biến chứng cấp tính như viêm đường mật, viêm phúc mạc mật, hoại tử đường mật… còn có biến chứng xơ hóa đường mật và viêm gan mãn tính mà hậu quả cuối cùng là xơ gan mật.

TS Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, với sự phát triển của thăm dò hình ảnh trong mổ như siêu âm trong mổ, chụp đường mật trong mổ và đặc biệt là sự ra đời của kỹ thuật nội soi đường mật trong mổ cho phép nhìn trực tiếp vào trong lòng đường mật đã giúp phẫu thuật viên có được những nhận định về hình ảnh giải phẫu bệnh lý của gan và hệ thống đường mật một cách rõ nét và sống động. Đồng thời, các bác sĩ có thể can thiệp trực tiếp các tổn thương trong lòng đường mật như sinh thiết đường mật chẩn đoán, nội soi tán sỏi điều trị triệt để sỏi trong gan.

Nội soi đường mật trong mổ mang lại nhiều ưu điểm, đưa ra các thông tin để chẩn đoán và hỗ trợ điều trị. Do nhìn trực tiếp vào trong lòng đường mật, nội soi cho phép chẩn đoán được các thương tổn của đường mật: viêm, xuất huyết niêm mạc, chảy máu mủ, giả mạc ở đường mật, tình trạng giãn, hẹp đường mật, u đường mật hướng dẫn tốt cho việc sinh thiết để chẩn đoán. Nội soi chẩn đoán xác định được sỏi và các dị vật trong đường mật, xác định được tức thì sỏi mật sót để từ đó dùng các dụng cụ đặc biệt là tán sỏi để lấy sỏi một cách tối đa, hạ thấp tỷ lệ sót sỏi.

Ngoài ra, nội soi đường mật còn cho thông tin để giúp phẫu thuật viên có được các quyết định và chiến thuật xử trí như cắt gan, dẫn lưu trong gan, nối mật ruột… Đây là một trong những kỹ thuật hiện đại hàng đầu giúp điều trị bệnh triệt để, an toàn, thời gian hồi phục nhanh, tránh các tai biến nguy hiểm.

TS Đỗ Tuấn Anh cũng cho biết, bệnh sỏi mật là một bệnh lý rất thường gặp, có khoảng 20% dân số trên thế giới mắc các bệnh lý về đường mật như sỏi túi mật, sỏi trong và ngoài gan, ung thư đường mật. Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh như sỏi đường mật chính dễ gây tắc mật, nhiễm khuẩn đường mật, các biến chứng thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật… Vì vậy, khi có những dấu hiệu bệnh, người dân cần đến các cơ sở y tế uy tín để kịp thời điều trị, tránh để bệnh diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

                                                                                                      Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục