(HBĐT) - Giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi về an toàn thực phẩm (ATTP) được các cơ quan chức năng tăng cường triển khai thực hiện, đặc biệt trong các dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu... Qua đó, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp SX-KD, người quản lý, người tiêu dùng về đảm bảo ATTP.


Hợp tác xã Nông sản hữu cơ xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) sản xuất các loại rau hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường.

Ngành Y tế đã triển khai 2.010 buổi tuyên truyền, hưởng ứng Tháng hành động vì ATTP các cấp; 545 buổi tập huấn cho 9.425 lượt cán bộ, công chức, người dân. Treo 2.426 băng rôn, 1.224 áp phích; phát trên 40 nghìn tờ rơi... Từ năm 2016 đến nay, ngành Công Thương đã triển khai tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP cho khoảng 500 tiểu thương kinh doanh ở các chợ đầu mối tại các địa phương trong tỉnh; 760 lượt cán bộ quản lý, công nhân SX-KD thực phẩm trong các lĩnh vực do ngành quản lý; phát 2.676 tờ rơi tuyên truyền vệ sinh ATTP cho tiểu thương và người tiêu dùng. Ngành NN&PTNT tổ chức 89 hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm cho 26.079 lượt người; treo 30 băng rôn, 15 pano, 157.500 tờ rơi, phát 5.000 cuốn sổ tay... để tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân SX-KD nông lâm thủy sản tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng các hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; phối hợp Đài Truyền hình VTV1, Chuyển động 24h, VTV2, Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình xây dựng 110 chuyên mục, phóng sự nhằm quảng bá,giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực của tỉnh.

MTTQ các cấp trong tỉnh đã mở 25 lớp tập huấn cho trên 1.000 lượt cán bộ Mặt trận, trong đó lồng ghép nội dung ATTP; phối hợp tuyên truyền về ATTP gần 2.000 buổi tại 100% các khu dân cư trong tỉnh, với hàng vạn lượt người tham dự. Hội Phụ nữ các cấptổ chức 347 cuộc tuyên truyền cho trên 34.208 cán bộ, hội viên, phụ nữ, treo 203 băng rôn, pano, áp phích... tuyên truyền về sản xuất thực phẩm an toàn; hướng dẫn lựa chọn, chế biến thực phẩm an toàn.

Hội Nông dân các cấp tích cực tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, đối thoại về vệ sinh ATTP cho cán bộ, hội viên nông dân; vận động hội viên ký cam kết và giám sát tuân thủ quy định về ATTP; nói không với sản xuất "rau hai luống, lợn hai chuồng”. Công đoàn các cấp tổ chức 10 lớp truyền thông lồng ghép về vấn đề dinh dưỡng, vệ sinh ATTP trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, đặc biệt trong các khu công nghiệp,doanh nghiệp sử dụng đông công nhân, lao động.

Các cơ quan thông tin đại chúng tích cực phối hợp các cơ quan quản lý Nhà nước về ATTP, tăng cường tin bài, chuyên mục, chuyên trang, chương trình về ATTP với 1.230 lượt phát sóng truyền hình trên Đài PT-TH tỉnh, 2.390 lượt phát sóng trên đài phát thanh cấp tỉnh, huyện. Hoạt động tuyên truyền được tăng cường vào các dịp Tháng hành động vì ATTP; nhân các dịp lễ, Tết trong năm.

Hàng năm, Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Tháng hành động vì ATTP. Đâylà đợt cao điểm của chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong các hoạt động SX-KD, chế biến thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm, do sử dụng sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn; tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền,nghĩa vụ trong đảm bảo ATTP, không tiêu thụ các thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn.

UBND tỉnh đã ban hành các văn bản tạo cơ sở pháp lý,môi trường thuận lợi nhằm đẩy mạnh xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực quản lý ATTP. Các chính sách, giải pháp góp phần tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế, nông dân và doanh nghiệp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ,thiết bị để nâng cao hiệu quả SX-KD, đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn về ATTP. Trên địa bàn tỉnh đã dần hình thành các vùng sản xuất đảm bảo ATTP với một số sản phẩm chủ lực (cam, bưởi, rau hữu cơ, cá sông Đà....); triển khai 59 chuỗi liên kết sản xuất,tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ATTP. Ngành NN&PTNTxây dựng,triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, xác thực chống giả và kết nối cung cầu tại địa chỉ hb.check.net.vn. Hiện đã có 56 cơ sở,311 sản phẩm được quảng bá,giới thiệu trên hệ thống. Đây là địa chỉ giúpcác doanh nghiệp, HTX quảng bá,giới thiệu sản phẩm đã được chứng nhận; giúp người tiêu dùng có thông tin về cơ sở sản xuất, cũng như sản phẩm đảm bảo chất lượng và được kiểm soát.

Với việc tăng cường công tác truyền thông, phần lớn các cơ sở SX-KD, chế biến, người quản lý và người tiêu dùng thực phẩm đã nhận thức được trách nhiệm,có ý thức tự giác tuân thủ quy định của pháp luật về ATTP. Kết quả, trong giai đoạn 2016 - 2020, có 93% cơ sở SX-KD, chế biến có kiến thức và thực hành đúng về vệ sinh ATTP;74,6% cơ sở SX-KD, chế biến thực phẩm đủ điều kiện ATTP, trong đó, tuyến tỉnh đạt 88%, tuyến huyện đạt 72%. 

 

V.H

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục