(HBĐT) - Sau những thắng lợi vang dội của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng, ngày 1/4, Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm chiến lược: Giải phóng miền Nam trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4/1975. Đây là quyết tâm hết sức đúng đắn và kịp thời của Bộ Chính trị, thể hiện trí tuệ của Đảng ta và tư duy quân sự của các tướng lĩnh đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy (BCH) Miền đã họp, quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị và bàn các giải pháp thực hiện.

 

Ngày 8/4/1975, BCH Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định (sau đổi tên thành BCH Chiến dịch Hồ Chí Minh) được thành lập. Căn cứ vào phương châm và tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân uỷ T.ư, Bộ Tư lệnh Chiến dịch xác định hướng tiến công chủ yếu là Bắc và Tây Bắc, trong đó hướng Tây Bắc là chủ yếu. Hướng Đông và Tây Nam là những hướng hiểm yếu và quan trọng.

  Xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975. ảnh: T.L

Từ tháng 4/1975, các binh đoàn chủ lực trên đường hành quân tiến về Sài Gòn đã đánh địch trên đường hành tiến, phá toang các tuyến phòng ngự vòng ngoài, từ xa của địch nhất là cánh quân phía Đông do Trung tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy, giải phóng Phan Rang, Bình Thuận, Bình Tuy, Xuân Lộc, Bà Rịa.

Ngày 9/4, quân ta bắt đầu cuộc chiến đấu tạo thế ở Đông Bắc - Tây Nam Sài Gòn và đánh địch ở toàn miền Đông Nam Bộ, đồng thời huy động lực lượng gồm 4 quân đoàn và một đơn vị tương đương quân đoàn với đầy đủ binh khí, kỹ thuật, hình thành 5 cánh quân theo 5 hướng bao vây Sài Gòn, đợi lệnh đồng loạt tấn công.

Ngày 26/4, cuộc Tổng tấn công quy mô lớn vào TP Sài Gòn bắt đầu. Quân ta đồng loạt nổ súng tiến công mãnh liệt trên toàn mặt trận. Năm cánh quân lớn của ta, hiệp đồng với các LLVT địa phương và được sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân nổi dậy nhất loạt tiền công với sức mạnh vũ bão.

Chỉ trong vài ngày đầu tiên của Chiến dịch, quân ta đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng địch trên tuyến phòng thủ vòng ngoài, cắt đứt giao thông thuỷ bộ, chặn đường rút chạy ra biển, xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long và siết chặt vòng vây xung quanh Sài Gòn, quân địch lúc đó như “cá nằm trong rọ”.

Chiều ngày 28/4, cuộc tập kích sân bay Tân Sơn Nhất lần 2 của không quân ta đã phá huỷ nhiều máy bay địch gây cho địch nhiều thiệt hại lớn, cắt đứt chi viện hỏa lực cho quân đội và cắt đứt cầu hàng không duy nhất của địch, không cho chúng chạy ra nước ngoài.

Đại tướng, Tổng Tham mưu trưởng quân ngụy Cao Văn Viên đã chạy thoát khỏi Sài Gòn ngay trong ngày 28/4.

Đêm 28 rạng ngày 29/4, các Binh đoàn chủ lực của ta đã phối hợp chặt chẽ với các LLVT địa phương đồng loạt công kích từ nhiều hướng, tiêu diệt các tập đoàn phòng ngự và các căn cứ phòng ngự cuối cùng của địch ở các căn cứ Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Củ Chi, Hậu Nghĩa, Tân An. Diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng quân sự thuộc Quân đoàn 3 ngụy và các lực lượng cơ động còn lại của chúng.

Ngày 30/4, với sự hợp đồng chiến đấu của các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, các lực lượng biệt động tự vệ ở vùng ven và nội đô kết hợp với sự nổi dậy của quần chúng trong và ngoài thành phố, các cánh quân hùng mạnh của ta đã thần tốc thọc sâu, bỏ qua một số cứ điểm ngoại vi, đánh thẳng vào trung tâm TP Sài Gòn. Lực lượng ta nhanh chóng tiến thẳng vào chiếm các mục tiêu quan trọng, đã được phân công trong TP Sài Gòn - Gia Định như: Bộ Tổng tham mưu, Biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh, Bộ Quốc phòng, Bộ tổng tham mưu ngụy và khu cảng Bạch Đằng.

10g ngày 30/4, Trung đoàn 66 bộ binh, cùng với xe tăng của Lữ đoàn 203 thuộc Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến công thọc sâu, đập tan toàn bộ lực lượng phòng ngự của quân ngụy vượt qua sông Sài Gòn.

10g45 cùng ngày, quân ta chiếm Dinh Độc Lập (Phủ Tổng thống ngụy) giữa lúc ngụy quyền Sài Gòn đang họp các Tổng trưởng để ra mắt “tân nội các”. Đúng 11g30 ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Phủ Tổng thống ngụy, Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh phải chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Trên đà chiến thắng, từ ngày 30/4, đồng bào và chiến sỹ các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, lần lượt giải phóng các tỉnh còn lại. Ngày 1/5/1975, toàn bộ lãnh thổ trên đất liền miền Nam Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng.

Cùng với các tỉnh ở đất liền, ngày 30/4, các chiến sỹ yêu nước bị địch giam giữ ở Côn Đảo đã nổi dậy, làm chủ hoàn toàn đảo này. Ngày 2/5, Quân giải phóng phối hợp với nhân dân tiến công và nổi dậy, giành quyền làm chủ hoàn toàn đảo Phú Quốc.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh (tính từ ngày 9 - 30/4/1975), quân và dân ta đã tiêu diệt, làm tan rã hơn 40 vạn tên địch, gồm 10 sư đoàn quân chủ lực và tổng động viên, 12 chiến đoàn thiết giáp, 5 sư đoàn không quân, đánh sập toàn bộ ngụy quyền trung ương và địa phương gồm 22 vạn tên, giải phóng Sài Gòn - Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh) và toàn bộ các tỉnh còn lại, kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.

Chiến dịch Hồ Chí Minh là đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ chí Minh là thắng lợi vĩ đại nhất, trọn vẹn nhất, kết thúc 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ, ác liệt nhất nhưng cũng vẻ vang nhất trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước.

                                                          Trích theo An ninh Thủ đô điện tử

 

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục