(HBĐT) - Họ là những chiến sỹ của Trung đoàn 12 Hòa Bình (E12- bộ đội địa phương)- những người lính vừa làm nhiệm vụ giữ gìn ANCT, trật tự an toàn hậu phương vừa xây dựng lực lượng chiến tranh nhân dân chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chỗ, chuẩn bị chiến trường cho bộ đội chủ lực về giải phóng tỉnh nhà. Bằng tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, họ đã tiếp tục viết "khúc tráng ca” của Đoàn quân Tây Tiến.



Ông Giang Hồng Phúc, một người lính cựu kể với phóng viên về những năm tháng sống, chiến đấu ở Trung đoàn 12 Hòa Bình.

Chúng tôi tìm đến ông Giang Hồng Phúc- một người lính cựu của Trung đoàn 12, khi hai ông bà đang rục rịch chuyển về Hà Nội để xum vầy cùng con cháu an hưởng tuổi già. Ông Phúc trăn trở: tôi sắp xa Hòa Bình, nơi tôi đã sống, chiến đấu cả một thời trai trẻ cho đến hôm nay nhưng còn một việc chưa được thỏa lòng đó là: chưa được nhìn thấy khuôn hình Nhà tưởng niệm chiến sỹ Trung đoàn 12- Hòa Bình. Với những người lính đã từng tham gia kháng chiến trong những năm tháng ấy thì đây là một sự tri ân sâu sắc. Bởi, họ là những người đã ngã xuống khi dốc sức mình làm nên chiến thắng giải phòng Hòa Bình và sau này là chiến thắng Điện Biên phủ, lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu.

Cuối năm 1949, đầu năm 1950, một bộ phận của Trung đoàn 52 Tây tiến chuyển về đồng bằng thành lập Sư đoàn 320. Bộ phận còn lại ở lại Hòa Bình làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ địa phương và chi viện cho các chiến trường, làm nòng cốt xây dựng Trung đoàn 12. Tháng 2/1951 Trung đoàn 12 được thành lập với lực lượng gồm 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Lực lượng nòng cốt của Trung đoàn 12 là Tiểu đoàn 616 do đồng chí Đinh Công Niết làm Tiểu đoàn trưởng.

Là một trong những chiến sỹ của Trung đoàn 52- Tây Tiến ở lại xây dựng lực lượng nòng cốt cho Trung đoàn 12, ông Giang Hồng Phúc rành rọt: Trung đoàn 12- Hòa Bình là đơn vị kế tục sự nghiệp, truyền thống chiến đấu của Trung đoàn 52- Tây Tiến trước kia. Trung đoàn lúc này đã có biên chế, trang bị tương đối mạnh: vừa có tiểu đoàn tập trung và các đại đội bộ đội địa phương (huyện), vừa có lực lượng du kích rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Trung đoàn có nhiệm vụ hiệp đồng với các đơn vị bạn chiến đấu trên địa bàn và làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân ở địa phương với 3 nhiệm vụ chính đó là: Độc lập và phối hợp với bộ đội cấp trên cùng dân quân du kích bảo vệ khu căn cứ của liên khu. Đồng thời bảo vệ an toàn cho các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền và nhân dân các dân các dân tộc trong tỉnh. Chiến đấu bảo vệ an toàn các tuyến giao thông quan trọng nối liền các khu vực trong tỉnh với tỉnh bạn như đường 6, 12A, 12B, đường 21, 24, 59 và đường 15. Trong đó quan trọng nhất là tuyến QL6 nối liền Hà Nội, Hà Đông, Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc, Thanh Hóa và nước bạn Lào. Bảo đảm cho các lực lượng cấp trên và trong tỉnh cơ động chiến đấu trên các hướng. Vừa làm nhiệm vụ giữ gìn ANCT, trật tự an toàn hậu phương vừa xây dựng lực lượng chiến tranh nhân dân chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chỗ, chuẩn bị chiến trường cho bộ đội chủ lực về giải phóng tỉnh nhà. Tháng 11/1951, địch bắt đầu tấn công vào tỉnh Hòa Bình ( lần thứ 2) bằng cả đường sông và đường bộ. Đợt này chúng đã sử dụng tới 3 tiểu đoàn dù và 5 binh đoàn cơ động khống chế khu vực thị xã và đường 6. Trước tình hình cấp bách, ngày 18/11/1951 Tổng quân ủy và Bộ Tư lệnh quyết định mở chiến dịch Hòa Bình để phá ý đồ chiến lược chiếm đóng lâu dài của địch, nhằm hỗ trợ cho các chiến trường. Trong chiến dịch này, Ban chỉ huy Trung đoàn 12 đã lệnh cho Đại đội 116 (Mai Đà) và Đại đội 16 (Kỳ Sơn) cùng du kích phối hợp với bộ đội của Đại đoàn pháo 351 bắn cháy và bắn chìm nhiều ca nô , tàu chiến của địch trên sông Đà. Một bộ phận của Tiểu đoàn 616 cùng du kích Quỳnh Lâm phục kích tiêu diệt toán xe cơ giới và 10 tên địch khi chúng từ thị xã càn quyét vào khu vực dốc Cun, phá ý đồ của địch tấn công vào đường 12A. Ngày 13/2/1951, bộ đội địa phương tỉnh phối hợp với tiểu đoàn 353 của Trung đoàn 9, tiêu diệt và bắt sống trên 1 Đại đội Âu phi, phá hủy 5 xe cơ giới và 1 xe tăng của địch ở Giang Mỗ, Bình Thanh (Kỳ Sơn). ..

Với tinh thần "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” , tất cả cho tiền tuyến, cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 12 đã làm tròn nhiệm vụ thay thế "người anh cả” là Trung đoàn 52- Tây Tiến chiến đấu bảo vệ địa phương , bảo vệ an toàn các tuyến đường giao thông quan trọng, các khu căn cứ, các cơ quan Đảng, chính quyền và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Có thể nói, cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 12 là những người lính đã viết tiếp "khúc tráng ca” của Đoàn quân Tây Tiến, sống chiến đấu hết mình vì độc lập, tự do cho dân tộc.

Thúy Hằng


Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục