(HBĐT) - Ở quần đảo Trường Sa, những chú chó không chỉ là người bạn thân thiết của lính đảo, mà còn còn tham gia làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.



Những chú chó là người bạn của cán bộ, chiến sỹ công tác trên quần đảo Trường Sa thân yêu.

Trong chuyến công tác đến với các đảo trên quần đảo Trường Sa, đến đảo nào, chúng tôi cũng quan sát, trò chuyện để thấu hiểu cuộc sống của lính đảo. Và cũng là để thấy được những hình ảnh thân thuộc của đất nước Việt Nam trên các đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Đó những giậu mồng tơi xanh tốt, những luống rau muống tươi mơn mởn hay những chú lợn mập mạp. Hình ảnh những chú chó sinh trưởng trên đảo vui đùa với cán bộ, chiến sỹ và cả với những khách lạ từ đất liền thật gần gũi, thân thuộc.

Tuyến phía Nam của quần đảo Trường Sa, Đá Lát là điểm đảo đầu tiên chúng tôi đặt chân đến. Trông thấy khách lạ lên đảo, ban đầu, những chú chó tỏ ra cảnh giác với vẻ mặt lạnh lùng. Thế nhưng, khi được cán bộ, chiến sỹ trên đảo "giới thiệu”, chúng không còn giữ vẻ mặt "hình sự" nữa mà vẫy đuôi, ôm lấy chân của những vị khách từ đất liền. Trung úy Nguyễn Thành Trung, đảo Đá Lát chia sẻ: Ở các đảo, chó là bạn chứ không phải nuôi làm thực phẩm. Mỗi chú chó đều có tên riêng với những tính cách riêng, chúng khôn và bơi lội rất giỏi. Cuối năm ngoái, 6 chú chó của đảo bơi ra bãi cạn, lúc mải chơi quên đường về. Hôm đấy, biển động dữ dội, cứ tưởng chúng sẽ bị cuốn ra biển, nhưng sau đó đều bơi trở vào đảo an toàn.

Trong số các đảo, điểm đảo, chúng tôi ấn tượng nhất có lẽ là đàn chó trên đảo Thuyền Chài. Những chú chó ở đảo Thuyền Chài cao lớn, mập mạp và rất quấn người. Ở đảo này còn có một chú chó đặc biệt có tên "Bảy Chột”, hay còn gọi là CR7. Chú chó này đặc biệt ở chỗ bị chột một mắt và là chú chó hiếm hoi còn sót lại sau cơn bão Tembin quét qua đảo hồi cuối năm 2017. Theo cán bộ, chiến sỹ trên đảo chia sẻ: Những chú chó không chỉ là người bạn thân thiết, mà còn là một chiến sỹ canh giữ biển trời quê hương thực thụ. Với đôi tai thính, mắt sáng và khả năng phát hiện mục tiêu từ xa, đặc biệt là mục tiêu lạ trên biển, những chú chó luôn đồng hành cùng cán bộ, chiến sỹ trong những ca gác hay đi tuần tra. Khi cán bộ, chiến sỹ chăm sóc chúng hoàn thành nhiệm vụ, đến ngày trở về đất liền, chúng cũng buồn bã, quyến luyến. Có những chú chó nhảy xuống biển bơi theo xuồng tiễn cán bộ, chiến sỹ trở về đất liền.

Với những chiến sỹ trẻ lần đầu ra đảo công tác thì những chú chó thực sự là người tâm tình, giúp chiến sỹ nhanh chóng vơi đi nỗi nhớ nhà, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chiến sỹ trẻ Lý Văn Cảnh, đảo Thuyền Chài vẫn nhớ như in ngày đầu ra đảo nhiều bỡ ngỡ, lo lắng. Nhưng khi bước chân lên đảo, Cảnh và đồng đội đã nhận được sự chào đón nhiệt thành của cán bộ, chiến sỹ và những chú chó được nuôi ở trên đảo. "Khi chúng tôi đứng gác, chúng nằm dưới chân bầu bạn cùng. Trong sinh hoạt đời thường, chúng cũng luôn đồng hành cùng chiến sỹ. Những giây phút chơi đùa với chúng khiến chúng tôi quên đi nỗi nhớ nhà, vững tay súng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”- chiến sỹ Cảnh bộc bạch.

Mặc dù thời gian được nô đùa với những lính đảo "bốn chân” không nhiều, nhưng chúng tôi cảm thấy lưu luyến với những chú chó tinh khôn, thân thiện ở nơi đầu sóng, ngọn gió. Trên chuyến tàu trở về đất liền, chúng tôi được nghe bài thơ rất xúc động của đại úy Hoàng Hải Lý, Trường Sỹ quan không quân Nha Trang về giây phút chia tay giữa cán bộ, chiến sỹ trên đảo với những người bạn thân thiết của mình: "Bơi vào đi, Vàng ơi, tao về đây/ Đừng ra xa, thân thể mày bé lắm/ Sóng thì to, nước biển kia rất mặn/ Mày cứ bơi ra, sao tao thể cầm lòng/ Bơi vào đi, Vàng ơi, có nghe không/ Mày quyến luyến làm lòng tao chợn sóng/ Đại dương mênh mông, thân thể mày bé bỏng/ Cứ ngước về tàu, sao tao thể cách xa…


Viết Đào


Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục