(HBĐT) - Làng rừng bản Sưng, xã Cao Sơn hiện diện ở lưng chừng núi Biều, là của quý còn sót lại không chỉ của huyện Đà Bắc mà là của cả quốc gia, nhân loại…


Người già ở bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) vẫn giữ nghề truyền thống thêu thùa thủ công để phục vụ đời sống hàng ngày.

Đã có mặt và sinh sống tại tỉnh Hoà Bình trên 40 năm, tôi sớm biết thế nào là rừng, làng rừng… tới mức tôi có thể liên tưởng người nông dân đồng bằng Bắc Bộ ra đồng thế nào, người miền núi vào rừng như thế. Nhưng, rồi rừng mất đi, những làng bản hầu hết chỉ còn là những làng bản miền núi, chứ không còn là làng rừng. Tiếp đến tốc độ phát triển của đô thị hoá, nhà bê tông, nhà ống không chỉ phổ biến ở thành phố, thị trấn, mà ầm ầm kéo đến các bản làng miền núi. Những làng rừng còn lại trở lên vô cùng hiếm hoi.

Bí thư Huyện uỷ Đà Bắc Đinh Công Báo là người Mường sinh ra và lớn lên tại xóm Vầy, xã Vầy Nưa, ngay dưới chân núi Biều phía sông Đà kể cho tôi nghe truyền thuyết về vùng này và có nhắc đến núi Biều. Thực ra tên núi là núi Niều, nhưng do cùng tên với vị tộc trưởng rất uy tín Đinh Công Niều nên người dân gọi chệch đi là núi Biều. Từ xa xưa đã lưu truyền câu ví: "Núi Biều như diều con gà. Núi Trà như mà con cua”.

Trên lưng chừng núi Biều, ở các phía đa số là những bản người Dao Tiền sinh sống (1 trong 2 nhánh người Dao có mặt tại tỉnh Hoà Bình). Đó là các bản: Sưng, Bai, Lanh, Mó Nẻ, Ngù… Và vì ở lưng chừng núi, đi lại khó khăn nên một bộ phận người Dao ở các bản này "hạ sơn” xuống thấp hơn, lập bản mới như bản Tằm - xã Cao Sơn, bản Dướng, bản Thín, bản Lau - xã Vầy Nưa… Tuy nhiên, cùng ở lưng chừng núi Biều, cùng là người Dao Tiền, nhưng những bản Dao khác không giữ được làng rừng như bản Sưng.

Các gia đình người Dao ở bản Sưng đều ở dưới tán rừng, nhà tiếp nhà và hoàn toàn không có bờ rào, dù chỉ là ranh giới tượng trưng. Rừng ngay ở ngõ, rừng vào tận sân… Tất cả những gì có trên mặt đất đều được đặt trong rừng. Thật thú vị khi những cây chò, đa, sâng, muồng, sấu… hàng trăm năm tuổi, cao vút như những cột chống khổng lồ kéo căng tấm thảm xanh làm rợp mát xóm làng. Càng thú vị hơn khi những cây cổ thụ ấy, dù đang đứng trong vườn nhà ai thì cũng là cây của chung, của làng. Dưới tán cổ thụ của chung ấy là tầng tầng, lớp lớp cây ăn quả như nhãn, hồng bì, mít, bưởi… của các gia đình.

Nhìn những người phụ nữ Dao lặng lẽ ngồi thêu váy áo trong nếp nhà gỗ dưới tán rừng, tôi nghĩ đến cảnh trong rừng xe máy, ngột ngạt khói xăng giữa nắng hè oi ả đến ngạt thở nơi đô thị, phố phường. Với giọng bộc trực và tưởng như hơi "ngang ngang”, ông Lý Hồng Si, nguyên trưởng bản Sưng lâu năm cả quyết: Chỉ Kiểm lâm không bao giờ có thể giữ được rừng nếu không có sự tự giác bảo vệ rừng của người dân. Việc bảo vệ rừng ở bản Sưng hoàn toàn do người dân tự giác. Anh nghĩ mà xem, những cây cổ thụ trong bản có tuổi thọ hàng mấy trăm năm. Nếu không do người dân thì ai mới có thể bảo vệ được nó cao xanh cho đến hôm nay.

Trong ngôi nhà lá mát rượi khi hè tới, ấm áp lúc đông về, tôi vừa nhẩn nha bát rượu hoẵng men rừng, vừa nghe chuyện về rừng, về cây, về làng mới thú vị làm sao. Có những chuyện rất thực, nhưng được người dân liên tưởng, ví von và đang đi vào cổ tích. Ví như chuyện về cây đa cổ thụ giữa làng được gọi tên là cây đa "cái”. Đây là cây đa mọc trên chạc của một cây vàng tâm lớn. Do giống đa phát triển nhanh toả rễ xuống. Người dân giữ lại 2 rễ lớn của cây đa cho mọc xuống đất thành cây đa 2 thân như 2 chân người đứng trên đất. Sự phát triển của cây đa trên cây vàng tâm như hình ảnh người phụ nữ, nên được bà con người Dao ở đây gọi là cây đa cái. Đa lớn nhanh đến độ thay thế cây vàng tâm. Khi cây đa thành cổ thụ, nghĩa là cây đã già chứ không còn là cây đa tuổi con gái nữa, nhưng vẫn là cây đa cái.

Phải chăng, cây đa mang bóng mát chở che con người và chính con người lại thổi hồn vào cây, mang cho cây sự "linh thiêng” để trường tồn, để tiếp tục che chở cho các thế hệ người Dao Tiền bản Sưng, xã Cao Sơn này. Tôi tin, những cây chò, cây gội, cây muồng, cây sấu… cổ thụ ở bản Sưng đều đã và đang trở thành cây cổ tích giữa lưng núi Biều hùng vĩ. Và phải chăng, đây cũng chính là một biện pháp bảo vệ cây, bảo vệ rừng độc đáo của người Dao bản Sưng!


Lê Va

(Hội VH-NT tỉnh)


Các tin khác


Chuyện về nhạc phẩm “Lá thư DK” trên biển

Trong một đêm cuối năm Quý Mão 2023, con tàu Trường Sa 04 bền bỉ đè sóng tiến về phía bãi cạn Cà Mau, nơi có nhà giàn DK1/10… Bỗng trong tiếng sóng biển ầm ào và gió thổi ràn rạt dọc các boong tàu, vẳng tiếng đàn ghi ta và tiếng hát của một vài chiến sĩ hải quân. Tiếng đàn thánh thót và da diết của Trung tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 hòa vào giọng hát khá tình cảm của nhóm cán bộ, chiến sĩ trên tầng 3 con tàu: "Anh kể lại nơi anh những lúc biển cuồng phong/ Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/ Nhà giàn kiên trung giữ vững thềm lục địa/ Như tình anh yêu em, tình yêu bất tận…”. Các anh đang tập bài hát mới "Lá thư DK” của ca sĩ, nhạc sĩ, Phó đoàn Nghệ thuật Bông Sen (TP Hồ Chí Minh), thành viên của đoàn sáng tác trong chuyến hải trình DK1…

Huyện Lạc Thủy: Ước vọng đầu Xuân mới

Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, đem đến sức sống mới cho vạn vật. Đó cũng là thời điểm cảm xúc của mỗi người lại trào dâng với niềm tự hào, tin tưởng, đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xuân mới, niềm tin khát vọng mới, bao dự định được gửi gắm, thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương Lạc Thủy giàu đẹp.

Người góp phần nâng tầm sản phẩm mang giá trị văn hoá Hoà Bình

Quá trình công tác nhiều năm trong cơ quan nhà nước của tỉnh, chị Hoàng Việt Hà (TP Hoà Bình) có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, từ đó nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn đối với văn hoá bản địa. Đây được xem là cơ duyên để năm 2022, sau dự định ấp ủ, chị đứng ra mở cửa hàng quà tặng với tên gọi Hoa Đất Mường.

Sông Đà mùa ngọc bích

Người ta gọi sông Đà là dòng sông mẹ của các dân tộc vùng Tây Bắc. Có một điều đặc biệt mà không nhiều người biết đó là mỗi khi tiết trời độ cuối Thu, không còn con nước lũ tiểu mãn từ thượng nguồn đổ về, con sông Đà hùng vĩ dần chuyển từ cái "lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa” sang màu xanh của ngọc bích. Khi ấy, sông Đà mới bước vào mùa đẹp nhất: mùa ngọc bích.

Tết cổ truyền trong lòng du học sinh

Đối với những du học sinh dù học tập tại đất nước nào thì mỗi khi đến Tết cổ truyền của dân tộc đều hướng về quê hương, mong trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình.

Tết đến , Xuân về trên nhà giàn DK1

Sau 9 ngày vượt sóng to, gió lớn với hàng trăm hải lý ngoài trùng khơi, sự cố gắng, mong chờ của đoàn công tác đã được thỏa nguyện: Lên nhà giàn DK1/10 (Vùng 2 Hải quân) ở bãi cạn Cà Mau. Quên hết những mệt mỏi, say sóng cùng một số tiếc nuối của các cuộc "đổ bộ” bất thành nhiều lần trước, chúng tôi đã có được hạnh phúc với những cuộc gặp gỡ bất ngờ: gặp gỡ mùa Xuân trên nhà giàn DK1…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục