(HBĐT) - Mường Bi - Tân Lạc, 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh đang nỗ lực vượt khó vươn lên hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Diện mạo nông thôn, thị trấn, đô thị ngày càng khang trang, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao. Từ vùng thuận lợi dọc quốc lộ 6, vùng thượng và cả các xã vùng cao mang những sắc thái ấm no, hạnh phúc.


Huyện Tân Lạc phát triển 1.100 ha bưởi, đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân.

Trở lại các xã vùng cao huyện Tân Lạc những ngày đầu tháng 8, chúng tôi cảm nhận được sự thay đổi lớn trong cuộc sống người dân. Tuyến đường liên huyện vùng cao Tân Lạc - Lạc Sơn từng được coi là tuyến đường xấu nhất tỉnh, đang được tháo gỡ khó khăn để tiếp tục triển khai. Dù chậm hơn nhiều so với kế hoạch, nhưng đã mang lại những đổi thay giúp người dân các xã vùng cao giảm bớt nhọc nhằn, cách trở.

Ngổ Luông là xã khó khăn bậc nhất của huyện Tân Lạc, diện tích rộng tới 4.000 ha, dân cư thưa thớt, bố trí dọc tuyến đường liên huyện đang dần thoát khỏi nghèo khó để vươn lên. Đồng chí Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Bùi Văn Phong phẩn khởi thông báo: Mỗi mét đường được rải thêm là niềm mong chờ, hạnh phúc của bà con. Đoạn khó khăn nhất từ xã Quyết Chiến đến UBND xã đã cơ bản làm được 11/12 km. Các xóm, bản ven đường đều hưởng lợi. Cũng từ đó, xã có điều kiện giao thương, phát triển sản xuất, xóa đói nghèo. Sản phẩm nông nghiệp như ngô, gia súc, gia cầm dễ tiêu thụ hơn. Việc phát triển cây su su, loại cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng vùng cao Tân Lạc có hiệu quả cao hơn, đến nay, diện tích khoảng 6 ha. Mấy năm nay, cuộc sống người dân cải thiện nhiều, các hộ được dùng điện, xã không có trẻ bỏ học, văn hóa bản sắc được giữ gìn. Hộ nghèo giảm từ 57% xuống còn 35%, thu nhập bình quân đạt 24 triệu đồng/người/năm… Người dân phấn khởi, tin tưởng vào tương lai no ấm hơn.

Không chỉ có xã Ngổ Luông đang vươn lên, mà cuộc sống ở nhiều xã vùng khó khăn như Quyết Chiến, Phú Cường, Suối Hoa… cũng từng ngày đổi thay. Kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng phát triển sản xuất, văn hóa - xã hội đang được đầu tư. Tuyến đường Quyết Chiến - Ngổ Luông, Phong Phú - Suối Hoa, cùng nhiều tuyến đường khác đang được triển khai, giúp Tân Lạc vươn lên thoát nghèo.

Là huyện thuần nông, thế nhưng mấy năm nay đã có sự chuyển biến rõ nét, từ việc vận dụng, triển khai hiệu quả các nghị quyết của Đảng, tạo sức bật cho Mường Bi khai thác tiềm năng, lợi thế, vượt khó vươn lên, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Trước hết, huyện đã thành công trong cải tạo vườn tạp, chuyển đổi sang các cây trồng có lợi thế; giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mường, khai thác cảnh quan thiên nhiên, phát triển sản phẩm du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới…

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Bí thư Huyện ủy Tân Lạc cho biết: 5 năm qua, huyện đã chuyển đổi 2.500 ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị cao; cải tạo hàng trăm ha vườn tạp phát triển các cây trồng có lợi thế. Cây bưởi đã trở thành cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập cao, góp phần quan trọng phát triển kinh tế cho người dân. Nhiều gia đình đã cải tạo vườn tạp, đầu tư thâm canh, thực hiện quy trình sản xuất an toàn, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Đến nay, đã hình thành vùng sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh với diện tích 1.100 ha, tập trung tại các xã dọc quốc lộ 12B và một số vùng có điều kiện, thu nhập bình quân đạt từ 400 - 700 triệu đồng/ha.

Đối với các xã vùng cao đã phát triển các loại rau ôn đới, diện tích su su khoảng 90 ha, có hiệu quả khá cao. Tính trung bình thu nhập rau su su đạt 180 - 200 triệu đồng/ha. Bộ KH&CN đã công nhận nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp của huyện là: "Rau su su Quyết Chiến”, "Bưởi đỏ Tân Lạc”, "Quýt Nam Sơn”. Đến nay, có 40% số xã đạt chuẩn NTM, 7 xóm đạt danh hiệu khu dân cư kiểu mẫu, bình quân đạt 14 tiêu chí/xã.

Lĩnh vực văn hóa, du lịch cũng có nhiều khởi sắc, đã triển khai quy hoạch khu văn hóa tâm linh hang Bụt - động Mường Chiềng, thị trấn Mãn Đức; động Nam Sơn, xã Vân Sơn; xây dựng làng Mường xóm Lũy Ải, xã Phong Phú; phát triển du lịch cộng đồng xóm Ngòi, xã Suối Hoa; xóm Chiến, xã Vân Sơn; xóm Bưởi Cạn, xã Phú Cường; khu du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên Lũng Mây, xã Quyết Chiến; khu nghỉ dưỡng, sinh thái tại vùng lõi quy hoạch khu du lịch hồ Hòa Bình trên địa bàn xã Suối Hoa… Diện mạo thị trấn Mãn Đức được đầu tư khang trang. Đô thị thị trấn Phong Phú đang được khởi động, góp phần nâng cao tỷ lệ đô thị hóa của huyện đạt mức trung bình khá của tỉnh.

Những nghị quyết của Đảng đang được Đảng bộ, Nhân dân huyện Tân Lạc tổ chức thực hiện hiệu quả, tạo sự đổi thay về hạ tầng, sản xuất và cuộc sống người dân, các tiềm năng, lợi thế dần được đánh thức. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 31,54% (năm 2015) còn 10,45%, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng… Mường Bi đang chuyển mình, vươn tới ấm no. 


Lê Chung

Các tin khác


Chuyện về nhạc phẩm “Lá thư DK” trên biển

Trong một đêm cuối năm Quý Mão 2023, con tàu Trường Sa 04 bền bỉ đè sóng tiến về phía bãi cạn Cà Mau, nơi có nhà giàn DK1/10… Bỗng trong tiếng sóng biển ầm ào và gió thổi ràn rạt dọc các boong tàu, vẳng tiếng đàn ghi ta và tiếng hát của một vài chiến sĩ hải quân. Tiếng đàn thánh thót và da diết của Trung tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 hòa vào giọng hát khá tình cảm của nhóm cán bộ, chiến sĩ trên tầng 3 con tàu: "Anh kể lại nơi anh những lúc biển cuồng phong/ Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/ Nhà giàn kiên trung giữ vững thềm lục địa/ Như tình anh yêu em, tình yêu bất tận…”. Các anh đang tập bài hát mới "Lá thư DK” của ca sĩ, nhạc sĩ, Phó đoàn Nghệ thuật Bông Sen (TP Hồ Chí Minh), thành viên của đoàn sáng tác trong chuyến hải trình DK1…

Huyện Lạc Thủy: Ước vọng đầu Xuân mới

Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, đem đến sức sống mới cho vạn vật. Đó cũng là thời điểm cảm xúc của mỗi người lại trào dâng với niềm tự hào, tin tưởng, đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xuân mới, niềm tin khát vọng mới, bao dự định được gửi gắm, thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương Lạc Thủy giàu đẹp.

Người góp phần nâng tầm sản phẩm mang giá trị văn hoá Hoà Bình

Quá trình công tác nhiều năm trong cơ quan nhà nước của tỉnh, chị Hoàng Việt Hà (TP Hoà Bình) có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, từ đó nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn đối với văn hoá bản địa. Đây được xem là cơ duyên để năm 2022, sau dự định ấp ủ, chị đứng ra mở cửa hàng quà tặng với tên gọi Hoa Đất Mường.

Sông Đà mùa ngọc bích

Người ta gọi sông Đà là dòng sông mẹ của các dân tộc vùng Tây Bắc. Có một điều đặc biệt mà không nhiều người biết đó là mỗi khi tiết trời độ cuối Thu, không còn con nước lũ tiểu mãn từ thượng nguồn đổ về, con sông Đà hùng vĩ dần chuyển từ cái "lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa” sang màu xanh của ngọc bích. Khi ấy, sông Đà mới bước vào mùa đẹp nhất: mùa ngọc bích.

Tết cổ truyền trong lòng du học sinh

Đối với những du học sinh dù học tập tại đất nước nào thì mỗi khi đến Tết cổ truyền của dân tộc đều hướng về quê hương, mong trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình.

Tết đến , Xuân về trên nhà giàn DK1

Sau 9 ngày vượt sóng to, gió lớn với hàng trăm hải lý ngoài trùng khơi, sự cố gắng, mong chờ của đoàn công tác đã được thỏa nguyện: Lên nhà giàn DK1/10 (Vùng 2 Hải quân) ở bãi cạn Cà Mau. Quên hết những mệt mỏi, say sóng cùng một số tiếc nuối của các cuộc "đổ bộ” bất thành nhiều lần trước, chúng tôi đã có được hạnh phúc với những cuộc gặp gỡ bất ngờ: gặp gỡ mùa Xuân trên nhà giàn DK1…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục