(HBĐT) - Phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã quan tâm thực hiện chuyển đổi số (CĐS). Qua đó, góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng và nâng tầm giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, hành trình thực hiện CĐS trong nông nghiệp còn nhiều điểm nghẽn cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, doanh nghiệp và nông dân. 
 
Bài 1 - Những dấu ấn chiến lược

>> Bài 2 - Thách thức trong hành trình hội nhập 

Sử dụng máy tính bảng để theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; ứng dụng phần mềm dự báo và cảnh báo cháy rừng; chăm sóc cây trồng bằng thiết bị tự động; gắn tem điện tử truy xuất nguồn gốc (TXNG) cho sản phẩm hay bán hàng trên các sàn giao dịch điện tử… Công nghệ số (CNS) đang làm ngành nông nghiệp tỉnh nhà đổi thay nhanh chóng.


Người tiêu dùng sử dụng điện thoại thông minh để truy xuất nguồn gốc nông sản của tỉnh. Ảnh chụp tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của tỉnh, địa chỉ phường Phương Lâm (TP Hòa Bình).

Giải pháp căn cơ để phát triển lâm nghiệp bền vững

 Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Giai đoạn 2016-2020, hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng sử dụng máy tính bảng được triển khai tại tỉnh. Chi cục Kiểm lâm thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, xây dựng hệ thống cập nhật, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp bằng phần mềm đồng bộ từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, đảm bảo hệ thống dữ liệu được cập nhật thường xuyên, luôn theo sát thực tế, phục vụ có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Sử dụng máy tính bảng có tích hợp bản đồ và định vị toàn cầu (GPS) để xác định diện tích, vị trí lô rừng xảy ra biến động (thay vì sử dụng phương pháp khoanh lô theo dốc đối diện và bản đồ giấy như trước đây). Đến hết năm 2020, hệ thống thu thập được 10.588 điểm, 2.393 vùng, góp phần làm nên thành công trong việc thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh.

 Nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các vụ cháy rừng lớn, có được kết quả trên là nhờ vào tính năng ưu việt của CNS. Hiện, Chi cục Kiểm lâm đang ứng dụng 1 phần mềm dự báo, cảnh báo cháy rừng và 1 trang web theo dõi cháy rừng trực tuyến của Cục Kiểm lâm. Đài khí tượng cung cấp tình hình thời tiết 5 ngày liên tiếp để Chi cục Kiểm lâm tổng hợp số liệu qua phần mềm dự báo nguy cơ cháy rừng, trên cơ sở đó làm căn cứ tính toán mức độ cảnh báo cháy và cấp dự báo cháy tại các huyện, thành phố.

Ngày 2/1/2018, qua hình ảnh chụp được từ vệ tinh trên trang web dự báo nguy cơ cháy rừng cho thấy tại xã Nam Thượng (Kim Bôi) phát hiện 1 đám cháy. Sau khi xác định rõ vị trí, khoảnh đất trên bản đồ vệ tinh, Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Kim Bôi cử lực lượng kiểm lâm địa bàn thông tin với chính quyền địa phương nắm bắt tình hình, kịp thời xử lý. Tỷ lệ phát hiện đám cháy chụp từ vệ tinh chính xác đến 80%. Qua xác minh, đám cháy do người dân đốt thực bì, chuẩn bị cho công tác trồng rừng.

Nâng cao giá trị sản phẩm

Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã ứng dụng một số công nghệ hiện đại như: Sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng máy gieo hạt, công nghệ điều khiển tự động chăm sóc cây trồng trong nhà lưới, nhà màng… Nhiều HTX, doanh nghiệp và nông dân sử dụng tem nhãn QR để dán lên sản phẩm trong quản lý TXNG. Đặc biệt, Hòa Bình là 1 trong 3 tỉnh, thành phố đầu tiên của cả nước quan tâm xây dựng và vận hành Cổng thông tin điện tử TXNG, xuất xứ sản phẩm tại địa chỉ "hb.check.net.vn”. Đây là bước đầu để phát triển thương mại điện tử. Việc lựa chọn CNS giúp thông tin minh bạch, mang lại giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

Tại huyện Lạc Thủy, CNS góp phần tạo đột phá cho nông nghiệp, với một số mô hình tiêu biểu như: Trồng dưa trong nhà lưới của Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP và Công ty CP nông trại hữu cơ Việt Nam; ứng dụng công nghệ tưới thông minh điều khiển bằng máy tự động cho cây ăn quả có múi của thanh niên Vũ Duy Tân, xã Thống Nhất…

Công nhân Công ty CP nông trại hữu cơ Việt Nam (thị trấn Ba Hàng Đồi) luôn thảnh thơi bởi các phần việc nặng nhọc nhất như bón phân, chăm sóc, tưới cho cây đã được tự động hóa. Toàn bộ diện tích trồng các loại dưa của công ty được thiết kế trồng trong giá thể và tưới thủy canh áp dụng công nghệ 4.0. Hệ thống máy tự tính lượng nước mỗi giá thể cần để tưới mỗi ngày. Dưa được trồng hoàn toàn trong nhà lưới với nhiệt độ từ 28 - 35°C, giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng cho cây… Mô hình trồng dưa trong nhà lưới ứng dụng công nghệ cao Isarel cho năng suất gấp 15 lần so với phương pháp canh tác thông thường. Tất cả sản phẩm được tiêu thụ tại siêu thị và hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội.

Giai đoạn 2016-2020, ngành nông nghiệp còn tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Hệ thống tem TXNG xác thực chống hàng giả và kết nối cung cầu tại địa chỉ "hb.check.net.vn” phát huy được hiệu quả. Người tiêu dùng có thể kiểm tra thông tin hàng hóa nhanh chóng, chính xác, nhận biết được hàng thật, hàng giả. Đến nay, đã có 72 doanh nghiệp, HTX với 400 sản phẩm được đăng nhập và quảng bá trên hệ thống. Triển khai và dán trên 8 triệu tem điện tử TXNG cho các sản phẩm như: Cam Cao Phong, cam Mường Động, bưởi đỏ Tân Lạc, chuỗi cá sông Đà, chuỗi thịt lợn. Hỗ trợ hơn 242 nghìn tem điện tử TXNG sản phẩm cho nhóm sản xuất rau hữu cơ Lương Sơn.

Phát triển sản phẩm OCOP được gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin và CĐS trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Qua đó, giúp chủ thể xây dựng các trang page, bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Cùng với đó, hệ thống website của Văn phòng Điều phối nông thôn mới, website của Sở NN&PTNT giới thiệu chi tiết về vùng sản xuất, điều kiện tiêu chuẩn, quảng bá sản phẩm OCOP. Đến nay, toàn tỉnh có 70 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt hạng 3 - 4 sao. Một số sản phẩm OCOP trở thành mặt hàng xuất khẩu như chè Sông Bôi, nhãn Sơn Thủy.

Ông Bùi Văn Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) chia sẻ: CĐS là cầu nối cung cấp thông tin sản phẩm tới người tiêu dùng. Đầu năm 2020, HTX quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP 3 sao dầu sả chanh trên các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Shopee, Tiki, đăng tải thông tin giới thiệu sản phẩm qua fanpage và website của HTX "HTXhuychi.com”. Chỉ cần check tem TXNG người tiêu dùng sẽ có đầy đủ thông tin: Nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, xuất xứ… Đặc biệt, khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử giúp HTX giảm bớt chi phí trung gian; ứng phó được với dịch Covid-19.

(Còn nữa)

Thu Thủy

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục