(HBĐT) - TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đang trở thành điểm nóng Covid-19 với những diễn biến vô cùng phức tạp. Từ khắp mọi miền Tổ quốc, trăm triệu con tim Việt hướng về phương Nam với tinh thần xung kích, tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ khó khăn của đồng bào. 26 chiến sỹ áo blu trắng mang tâm huyết, tình cảm của người dân Hòa Bình đã lên đường chia lửa với đồng bào miền Nam thân yêu.


Đoàn công tác xuất phát tại tỉnh Hòa Bình lên đường vào TP Hồ Chí Minh. 

Sáng 21/7, hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Y tế, UBND tỉnh đã làm lễ xuất quân đoàn cán bộ y, bác sỹ chi viện TP Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19. Tham gia đoàn có 26 cán bộ y, bác sỹ đang làm việc tại các cơ quan y tế của tỉnh. Tại lễ xuất quân, chúng tôi vô cùng ấn tượng với Bùi Thị Hường, cán bộ trạm y tế xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) - cô gái có dáng người mảnh khảnh, luôn đội một chiếc mũ lưỡi chai che đi mái tóc đã cắt ngắn như một như một cậu con trai. Hỏi ra mới biết, em vừa "xuống tóc" khi nhận quyết định lên đường chi viện TP Hồ Chí Minh nên vẫn còn ngại ngùng với kiểu tóc mới. Nhưng đó chưa phải là điều đặc biệt nhất ở Hường, bởi em là người đã viết đơn tình nguyện ngay trong đêm khi Bộ Y tế phát đi lời kêu gọi chi viện TP Hồ Chí Minh chống dịch. Chia sẻ về quyết tâm lên đường vào TP Hồ Chí Minh, Hường cho biết: Khi dịch bùng phát mạnh ở TP Hồ Chí Minh, xem báo thấy các y, bác sỹ đều quá tải, khối lượng công việc khổng lồ mà không thể nghỉ ngơi, em rất muốn được chia sẻ một phần sức nhỏ bé của mình cho công tác chống dịch.

Còn đối với Đặng Thị Thu Hồng, kỹ thuật viên Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy, mặc dù con mới được 2 tuổi nhưng ngay khi nhận lời kêu gọi chi viện TP Hồ Chí Minh, Hồng đã xung phong lên đường. Hồng chia sẻ: Khi quyết định đi, tôi cũng nghĩ đến gia đình, đến con nhưng đã làm trong ngành này, gia đình luôn cảm thông, thấu hiểu đặc thù của nghề sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào nên cũng động viên, ủng hộ tôi lên đường làm nhiệm vụ.

Cũng giống như Bùi Thị Hường, Đặng Thị Thu Hồng, nhiều thành viên đoàn công tác đã sẵn sàng cắt đi mái tóc, tạm gác lại những niềm vui nho nhỏ bên gia đình, tối giản hóa tư trang để lên đường chống dịch, dù xác định thời gian của chuyến công tác lần này không hề ngắn. Hành trang mang theo là kiến thức, là quyết tâm cùng Nhân dân TP Hồ Chí Minh đẩy lùi đại dịch. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Giám đốc Chi cục DS - KHHGĐ, Trưởng đoàn công tác chia sẻ: Thời gian vừa qua, khi dịch Covid-19 bùng phát, chúng tôi đã thấy sự vất vả của tất cả các đồng chí nơi tuyến đầu chống dịch, từ lực lượng công an, quân đội, y, bác sỹ, các đồng chí đã làm việc ngày đêm, chạy đua với thời gian. Vì vậy, khi có lời kêu gọi xung kích của Bộ Y tế, chúng tôi có cơ hội để chia lửa với tuyến đầu chống dịch. Và hôm nay, chúng tôi rất vinh dự, tự hào nhận nhiệm vụ của ngành, của tỉnh giao phó, mang tình cảm, tấm lòng của người dân Hòa Bình lên đường hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch.

Cùng với việc trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch, đoàn công tác cũng sẽ thay mặt tỉnh trao số tiền hỗ trợ 1 tỷ đồng và nhiều vật tư, trang thiết bị y tế hỗ trợ TP Hồ Chí Minh trong công tác chống dịch. Theo kế hoạch, đoàn sẽ nhận nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm tại quận 5, TP Hồ Chí Minh. Đây được coi như "tuyến đầu" của tuyến đầu khi thường xuyên tiếp xúc gần với nhiều người, trong đó có cả những đối tượng F0, F1 chưa được xác định, vì vậy nguy cơ lây nhiễm rất cao. Nhằm trang bị tốt nhất cho chuyến đi của đoàn công tác, CDC Hòa Bình đã hỗ trợ nhiều vật tư, trang thiết bị y tế cho đoàn. 

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Trưởng đoàn công tác cho biết thêm: Trước khi đi, thành viên đoàn đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin và xét nghiệm Covid-19, CDC Hòa Bình cũng đã tập huấn, bồi dưỡng kiến thức phòng, chống dịch cho các thành viên. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan. Chúng tôi xác định tuân thủ tuyệt đối quy định về phòng dịch để đảm bảo sức khỏe, thực hiện tốt nhất nhiệm vụ và an toàn khi trở về. Đồng thời, đoàn sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, kỷ luật, linh hoạt, sáng tạo thực hiện xuất sắc nhiệm vụ để sớm đẩy lùi dịch bệnh, trở về với gia đình, quê hương, tiếp tục cuộc chiến với dịch bệnh để mang lại bình an cho Nhân dân. 

Đinh Hòa

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục