(HBĐT) - Lạc Thủy hiện có trên 200 đảng viên là người có đạo, chủ yếu sinh hoạt tại các chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã Khoan Dụ và Phú Thành. Đây là những hạt nhân quan trọng trong các phong trào thi đua yêu nước, tạo nhịp cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với người dân. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, tạo sự ổn định, phát triển của các địa bàn vùng giáo nói riêng, toàn huyện nói chung.


Đảng viên là người có đạo - Nguyễn Thị Lý (người ngồi), trú tại thôn Tân Lâm, xã Phú Thành (Lạc Thủy) luôn đi đầu trong thực hiện các phong trào thi đua của Hội Phụ nữ xã. 

Đảng viên tiên phong - xứ đạo một lòng

"Cứ có việc gì khó thì giao Liên Sơn!” Câu nói chắc nịch của đồng chí Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Khoan Dụ - Bùi Văn Hào khiến chúng tôi không khỏi tò mò và quyết định về thăm Liên Sơn. Chi bộ thôn có 34 đảng viên thì có hơn 90% là người theo đạo Thiên chúa. Với phương châm sống "tốt đời, đẹp đạo”, những đảng viên trong chi bộ như "cánh chim đầu đàn”, tiên phong trong các phong trào thi đua yêu nước, nổi bật là xây dựng NTM nâng cao ở địa phương. 

Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xã Khoan Dụ đạt 55 triệu đồng nhưng thôn Liên Sơn đạt gần 60 triệu đồng. Khi 5 xóm còn lại trên địa bàn đang tiếp tục hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, Liên Sơn đã về đích và đạt giải ba khu dân cư NTM kiểu mẫu toàn tỉnh. Hiện nay, Liên Sơn vẫn là địa bàn đi đầu trong các phong trào địa phương. 

Bí thư Chi bộ Vũ Quốc Bảo cho biết: Mục tiêu bao trùm chúng tôi luôn hướng tới là "Cái gì có lợi cho dân thì làm”,  khi được đảm bảo an sinh, tiếng nói của đảng viên sẽ có "sức nặng”. 

Để hài hòa giữa giáo lý, giáo luật và đứng dưới cờ Đảng, cách duy nhất để những đảng viên này tuyên truyền, vận động nhân dân cùng "nhìn về một hướng” đó là phải tiên phong, đi đầu chứng minh tính đúng đắn trong những nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước. 

Điểm nhấn của Liên Sơn trong năm 2021, 2022 là việc gấp rút thực hiện xây dựng NTM nâng cao. Cùng sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền và những đóng góp đáng ghi nhận của đồng bào Công giáo, Liên Sơn đã về đích. Có được kết quả đó, phải kể đến những cái tên đảng viên tiên phong: Vũ Quốc Bảo, Trịnh Thị Mừng… Không chỉ đi đầu trong hiến đất làm đường, xây dựng các công trình cộng đồng, hiện nay, họ còn tiên phong góp công, góp của, lan tỏa phong trào xây dựng khu dân cư kiểu mẫu xanh - sạch - đẹp - sáng đến nhân dân trong thôn. Đảng viên nêu cao trách nhiệm, quần chúng tích cực tham gia, trong 6 tháng, nhân dân Liên Sơn đã đóng góp hàng chục tỷ đồng, gồm hiến đất và tài sản trên đất, tiền, ngày công, chiếm gần 50% tổng nguồn lực. Qua đó càng khẳng định chắc chắn về tinh thần đoàn kết, đồng thuận cao của nhân dân, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Xã Khoan Dụ có 6 xóm, hơn 1.000 hộ với hơn 3.700 nhân khẩu, trong đó, 90% đồng bào theo đạo Thiên chúa. Đảng bộ có 235 đảng viên thì có tới trên 70% là người có đạo. Nhiều năm, xã không có điểm nóng về ANTT. Xã có trên 90% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa mỗi năm; trên 90% người dân tham gia BHYT; 100% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn; 2/2 trường học đạt chuẩn; 100% thôn, xóm có nhà văn hóa đạt chuẩn, xã có 1 khu thể thao diện tích 10.000 m2, đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa, thể dục thể thao và phục vụ các sự kiện của địa phương… Nhằm tạo hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hình thành 2 HTX: HTX nuôi ong mật với 7 thành viên và HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thái Dương (7 thành viên) hoạt động hiệu quả, mang lại nguồn thu ổn định. 

Theo đồng chí Phó Bí thư TT Đảng ủy xã, tại Khoan Dụ, cách đây hơn 90 năm, chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh đã được thành lập. Dưới ngọn cờ của Đảng, sự phát triển của Đảng bộ hôm nay là minh chứng rõ nét cho sự tồn tại, lớn mạnh, sức sống của Đảng giữa lòng xứ đạo. 

Niềm tự hào trong gia đình công giáo có 3 đảng viên

Trong ngôi nhà lọt giữa vườn cây xanh mướt ở thôn Tân Phú, xã Phú Thành, hai thế hệ đảng viên (bố và 2 con) đang sôi nổi bàn về chuyện làng, chuyện xã, chuyện phát triển kinh tế trên vùng quê khởi sắc từng ngày. 

Phải đến lần hẹn thứ ba, chúng tôi mới gặp được đầy đủ 3 đảng viên trong gia đình ông Nguyễn Ngọc Phú. Ông Phú bận rộn với công việc đảng vụ, còn 2 đảng viên trẻ - con của ông bận tham gia cùng bà con phòng chống dịch covid-19, rồi lại tuyên truyền, nâng cao cảnh giác của bà con khi bước vào mùa mưa lũ. 

Ông Nguyễn Ngọc Phú sau khi về nghỉ hưu đã từng tham gia không dưới 3 nhiệm kỳ làm bí thư chi bộ thôn. Với tinh thần, trách nhiệm cao, dù đã qua tuổi 70, ông vẫn được đảng viên và bà con tín nhiệm. "Tôi nghĩ rằng, giáo dân tốt phải là người công dân tốt; công dân tốt lại là đảng viên nên càng nhân lên nhiều cơ hội để bản thân được cống hiến nhiều hơn”- ông Phú bộc bạch. 

Hàng chục năm làm bí thư chi bộ, gắn bó với việc làng, việc xã, ông Phú nhớ nhất là thời điểm xã bắt đầu công cuộc xây dựng NTM. Lúc đó, với vai trò là đảng viên - phải đi đầu, bước trước, ông đã quyết tâm cải tạo vườn tạp, mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển trang trại theo tiêu chí mô hình vườn mẫu. Sau những ngày "ăn ngủ” cùng mô hình, khu vườn có diện tích hơn 4.000m2 của gia đình đã được phủ xanh, doanh thu mỗi năm đạt hơn 300 triệu đồng. Mô hình của người đảng viên tiên phong đã trở thành mô hình trực quan thuyết phục, nhân dân bắt đầu tin tưởng, làm theo, tạo thành phong trào lan tỏa ra toàn xã. Nhiều năm kể từ khi bắt tay xây dựng NTM, Tân Phú luôn có thu nhập bình quân đầu người cao hơn trung bình toàn xã từ 4-6 triệu đồng. 

Với gần 30 năm tuổi Đảng, ông Nguyễn Ngọc Phú đã dành thời gian, tâm huyết góp phần xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh và truyền lửa nhiệt huyết cho thế hệ trẻ. Không phụ lòng của cha, các con ông là những người có lý tưởng, luôn xác định được trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng và phát triển quê hương. Với việc tham gia tích cực vào các hoạt động phong trào của địa phương, các anh chị đã sớm được tổ chức giới thiệu kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. "Tôi giáo dục các con bằng chính thực tiễn cống hiến của mình và tạo điều kiện để các con phát triển bản thân. Tôi tâm niệm hãy luôn sống với nụ cười rộng mở, chân thành, tâm đức thì tự khắc cuộc đời cũng sẽ nở nụ cười với mình”- ông Phú trải lòng. 

Đồng chí Phó Bí thư TT Huyện ủy Lạc Thủy Phạm Văn Đức khẳng định: Lực lượng đảng viên Công giáo đã tham gia tuyên truyền, vận động và tổ chức cho đồng bào có đạo thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy vai trò là cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và quần chúng nhân dân với phương châm: Lấy tôn giáo giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo.


Minh Vũ


Các tin khác


Huyện Tân Lạc - gian nan hành trình thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân nơi “cổng trời”

(HBĐT) - Chỉ nhác thấy bóng dáng người lạ, một bóng người lao vụt qua cửa, thoáng chốc đã mất dạng phía rừng xa... Nếu không được tận mắt chứng kiến, có lẽ chúng tôi cũng không thể tưởng tượng được những gian nan trên hành trình thu nhận hồ sơ làm căn cước công dân (CCCD) cho những người yếu thế, có bệnh tâm thần của lực lượng Công an ở nơi "cổng trời” của huyện Tân Lạc.

Gỡ nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp: Bài 2 - Nhận diện những nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp

(HBĐT) - Định hướng quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp là đúng đắn. Tuy nhiên, quá trình triển khai phát triển hạ tầng công nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Thực tế các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) được quy hoạch trên địa bàn tỉnh có những khó khăn đặc thù.  Cả tỉnh có 8 KCN được quy hoạch, trong quá trình triển khai đều gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng (GPMB), các thủ tục theo quy định. 

Gỡ nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp: Bài 1 - Hiệu quả thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (CCN) chiếm 1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tương đương với 4.600 ha. Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 1/11/2021 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, cùng với Đề án số 02 về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Theo đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng công nghiệp, thu hút đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Thành phố Hòa Bình vươn tầm đô thị loại II: Bài 1- Diện mạo mới đô thị trung tâm tỉnh

(HBĐT) - Đại hội Đảng bộ thành phố Hòa Bình (TPHB) lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thống nhất mục tiêu phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Sau nửa nhiệm kỳ, diện mạo đô thị trung tâm tỉnh đã có những nét mới, khang trang, sáng đẹp, văn minh hơn.

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính - hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức: Bài 2- Tập trung giải pháp tiếp tục cải thiện chỉ số cải cách hành chính

(HBĐT) - Năm 2022, chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh tuy tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020, nhưng điểm số lại giảm do việc điều chỉnh các nội dung và thang điểm đánh giá của một số tiêu chí, tiêu chí thành phần. Với tinh thần thẳng thắn nhìn vào những tồn tại, hạn chế, Ban chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để duy trì và cải thiện chỉ số CCHC năm 2023 cũng như các năm tiếp theo. 

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính - hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức: Bài 1 - Chỉ số cải cách hành chính xếp ở vị trí cao nhất từ trước đến nay

(HBĐT) - Năm 2022, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC). Với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác này đã có chuyển biến tích cực. Chỉ số CCHC (Par Index) của tỉnh tăng 2 bậc so với năm 2021. Với tinh thần đánh giá đúng kết quả đạt được, đi sâu những tồn tại, hạn chế, tỉnh đang tập trung các giải pháp duy trì, nâng cao chỉ số CCHC năm 2023 và các năm tiếp theo.  Đó là đánh giá của Ban chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh về kết quả chỉ số CCHC năm 2022. Nhìn tổng thể, từ năm 2016 - 2022, chỉ số CCHC của tỉnh luôn tăng về điểm số, trong 7 năm đã tăng 14,18%. Năm qua, tỉnh Hòa Bình được xếp ở vị trí cao nhất từ trước đến nay, đạt 86,30%, tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục