(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (CCN) chiếm 1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tương đương với 4.600 ha. Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 1/11/2021 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, cùng với Đề án số 02 về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Theo đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng công nghiệp, thu hút đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.





Công ty dệt kim Hòa Bình hoạt động hiệu quả tại khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình).

Trong chiến lược phát triển KT-XH tỉnh Hòa Bình, công nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực. Nhiều năm nay, tỉnh đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tập trung quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp - dịch vụ và có được những kết quả tích cực. 

Tỉnh có 8 khu công nghiệp (KCN) được bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN của cả nước theo Văn bản số 2350/TTg-KTN, ngày 31/12/ 2009 của Thủ tướng Chính phủ, gồm các KCN: Lương Sơn, bờ trái sông Đà, Yên Quang, Mông Hóa, Nam Lương Sơn, Nhuận Trạch, Lạc Thịnh, Thanh Hà. Đến thời điểm này, 5 KCN có nhà đầu tư (NĐT) hạ tầng là: Lương Sơn, bờ trái sông Đà, Yên Quang, Mông Hóa (Bình Phú), Nhuận Trạch. KCN Lương Sơn, bờ trái sông Đà cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, đã thu hút đầu tư góp phần giải quyết việc làm, thu ngân sách của tỉnh. Các KCN: Yên Quang, Bình Phú, Nhuận Trạch, nhà đầu tư (NĐT) hạ tầng, Ban Quản lý các KCN tỉnh phối hợp với UBND TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB). Các KCN: Thanh Hà, Nam Lương Sơn chưa triển khai công tác GPMB. Tỷ lệ lấp đầy các KCN (đã có quyết định thành lập) là 37,52%. 

KCN Lương Sơn đã đấu nối đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống xử lý nước thải tập trung của toàn KCN với công suất 3.000 m3/ngày đêm. Hiện tại, 100% doanh nghiệp trong KCN đã thực hiện đấu nối và xả thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước tại KCN. KCN bờ trái sông Đà và KCN Yên Quang đang xây dựng, hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống xử lý nước thải tập trung của toàn KCN. Các KCN còn lại chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, nước thải và hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tỷ lệ các KCN có chủ đầu tư hạ tầng đạt 50%. Các KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 60%.

Bên cạnh đó, tỉnh quy hoạch 21 CCN với tổng diện tích đất 866,605 ha. Đến nay, 16/21 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích 683,225 ha, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN được phê duyệt 4.862,458 tỷ đồng. Có 11/16 CCN đã, đang triển khai đầu tư hạ tầng tại các huyện: Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu, Tân Lạc, Lương Sơn, Đà Bắc và TP Hòa Bình với tổng diện tích đất 517,915 ha. 

Những năm gần đây, hoạt động thu hút đầu tư tại các khu, CCN có nhiều khởi sắc. Các dự án đầu tư thứ cấp tại các khu, CCN hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực cho phát triển KT-XH. Riêng 5 KCN có NĐT thứ cấp từ năm 2021 đã thu hút  21 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 6,5 triệu USD và 4.953,6 tỷ đồng. Tính đến nay, tổng số dự án đầu tư vào các KCN của tỉnh là 107 dự án, trong đó, 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 519,33 triệu USD và 82 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký 15.795 tỷ đồng. Từ đầu năm đến hết tháng 4/2023, doanh thu của doanh nghiệp KCN ước đạt 7.017 tỷ đồng, đạt 31,9% kế hoạch năm, giá trị xuất khẩu đạt 267,04 triệu USD, đạt 34,68% kế hoạch năm, nộp ngân sách nhà nước 96,3 tỷ đồng, giải quyết việc làm mới cho 507 lao động.

Việc sử dụng đất các KCN khẳng định hiệu quả sử dụng đất với tổng doanh thu đạt 17.989 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy đạt hơn 37,25%, nộp ngân sách nhà nước 250 tỷ đồng, xuất khẩu đạt 690 triệu USD. Các KCN giải quyết việc làm cho khoảng 2 vạn lao động, trong đó người địa phương chiếm khoảng 80%. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 6 triệu đồng/người/ tháng. Giá trị xuất khẩu chiếm 51%, doanh thu (giá trị sản xuất công nghiệp) chiếm 33,72% giá trị của toàn tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và đóng góp cho ngân sách địa phương.

Tuy nhiên, việc phát triển hạ tầng công nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về thu hồi đất, GPMB, tái định cư, các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định. Nghị định số 82/2018/ NĐ-CP của Chính phủ về quản lý KCN, khu kinh tế có quy định về điều kiện xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển hạ tầng KCN mới là tổng diện tích đất công nghiệp của các KCN đã được thành lập trên địa bàn tỉnh/thành phố đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuê đất, thuê lại đất đạt tối thiểu 60%. Đây là rào cản lớn ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư vào KCN. 

Thu hút đầu tư đã, đang là giải pháp then chốt để tỉnh nâng cao tốc độ phát triển kinh tế; các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vẫn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh. Đồng chí Chu Văn Thắng, Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh cho biết: Ban đã phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố khảo sát, đánh giá, đề xuất, tích hợp phương án quy hoạch các KCN của tỉnh đến năm 2030 vào Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm  2050, theo đó thống nhất đề xuất giữ nguyên 8 KCN đã được phê duyệt quy hoạch, bổ sung mới 8 KCN tại các huyện: Yên Thủy, Lạc Sơn, Lương Sơn, Đà Bắc, Tân Lạc và TP Hòa Bình với tổng diện tích quy hoạch 2.376,7 ha, nâng tổng số quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh là 16 KCN với tổng diện tích 3.857,06 ha. Trong thời gian tới, Ban Quản lý các KCN tỉnh tập trung xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư và giải pháp xúc tiến đầu tư để thu hút các NĐT nói chung, NĐT hạ tầng KCN có năng lực, kinh nghiệm để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng các KCN nói riêng. Tham mưu UBND tỉnh lãnh đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác GPMB tại các KCN. Tập trung thu hút các dự án thân thiện với môi trường, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đóng góp nhiều ngân sách, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Tổ chức tiếp xúc trực tiếp với các NĐT có tiềm năng đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh.

(Còn nữa)

Lê Chung

Các tin khác


Đột phá từ một Chỉ thị: Bài 2 - Những đồng vốn "quý như vàng”

(HBĐT) - Nhờ nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương (NSĐP) sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh. Mỗi đồng vốn chuyển sang là thêm một sự đồng hành, một cơ hội để có thêm những người lao động vượt lên khó khăn.  

Đột phá từ một Chỉ thị: Bài 1 - Trụ cột giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Sau gần 9 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 và hơn 2 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách (TDCS) xã hội đã tác động tích cực đến hoạt động TDCS trên địa bàn tỉnh. Hơn 20 năm triển khai TDCS, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành một trong những trụ cột trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Với sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với TDCS xã hội đã giúp trụ cột này thêm vững chắc hơn.

Muôn hình vạn trạng thủ đoạn buôn ma túy

(HBĐT) - Mua bán, vận chuyển ma túy trái phép được thực hiện với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm che đậy hành vi phạm tội. Tuy nhiên, thủ đoạn vận chuyển ma túy trên các phương tiện công cộng, do chính lái xe thực hiện là hành vi ngụy trang đặc biệt nguy hiểm, khó phát hiện, đấu tranh. Nguy hiểm hơn, lái xe là đối tượng nghiện lâu năm, phương thức vận chuyển này đặt tính mạng của hành khách trong thế "ngàn cân treo sợi tóc”.

Hân hoan chào đón năm học mới

(HBĐT) - Sáng 5/9, trên khắp các nẻo đường từ TP Hoà Bình đến trung tâm các huyện cũng như các xã, phường, thị trấn, học sinh các cấp học hân hoan đến trường trong những bộ đồng phục mới cùng cờ, hoa rực rỡ chào đón năm học 2023-2024 và Ngày hội toàn dân đưa trẻ em đến trường.

Thắm đượm tình quân dân

(HBĐT) - Đón chúng tôi trong "ngôi nhà bộ đội”, chị Bùi Thị Huyền, xóm Đôm Thượng, xã Định Cư (Lạc Sơn) phấn khởi chia sẻ: Gia đình tôi thuộc diện khó khăn của xóm. Em trai là liệt sỹ, tôi là người trực tiếp thờ cúng. Tuy nhiên, do kinh tế khó khăn nên lâu nay gia đình sống và thờ cúng em trai trong ngôi nhà xuống cấp. Vậy nên khi được các chú bộ đội hỗ trợ, xây tặng ngôi nhà mới tôi rất hạnh phúc và biết ơn. Chỉ sau hơn 3 tháng xây dựng, ngôi nhà đã hoàn thành. Cuộc sống gia đình tôi như bước sang một trang mới.

Chuyển động Mường Bi: Bài 2 - Đổi mới trong chỉ đạo, điều hành

(HBĐT) - Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhận thức, tư duy, cách làm và diện mạo Mường Bi thay đổi đáng ghi nhận. Các lĩnh vực xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển KT-XH có những chuyển động tích cực. Có thể thấy được sự chuyển mình rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực KT-XH, từ vùng thuận lợi đến vùng cao, vùng sâu, xa của huyện Tân Lạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục