(HBĐT) - Chỉ với những sổ đất canh tác, đất rừng phòng hộ đặc dụng và hợp đồng mua bán, chuyển nhượng trái pháp luật chẳng khác gì mớ... giấy lộn, nhưng bà Bùi Thị Hồng đã "đẩy” sang cho người khác "ôm hộ” để đổi lấy nhiều bất động sản trị giá nhiều tỷ đồng ngay giữa trung tâm thành phố...




Ngôi nhà số 232, đường An Dương Vương, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) của ông Tạ Hồng Chương do bà Bùi Thị Hồng "cắm” 14 sổ đất chuyển nhượng trái phép tại Đồi Thung để mua.

Mớ giấy lộn có giá chục tỷ đồng 

Như ở bài trước đã đề cập, mặc dù biết rõ việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) canh tác và đất rừng phòng hộ tại các xóm Thung 1, Thung 2, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) là trái pháp luật, nhưng bà Bùi Thị Hồng vẫn biến những mảnh đất được mua bán, chuyển nhượng QSDĐ trái phép trở thành những tài sản có giá trị để mang đi giao dịch, thế chấp mua bán những tài sản trị giá hàng tỷ đồng.

Theo đó, bà Hồng đã dùng 14 giấy chứng nhận (GCN) QSDĐ và 8 hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ trái phép tại Đồi Thung đưa cho ông Tạ Hồng Chương làm tài sản đảm bảo, thế chấp lấy ngôi nhà số 232, đường An Dương Vương, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) được xây dựng trên mảnh đất 497m2, cùng lô đất 900m2 chưa được cấp GCNQSDĐ liền kề ông Chương rao bán giá 10 tỷ đồng. Theo thỏa thuận, bà Bùi Thị Hồng trả cho ông Chương 2 tỷ đồng tiền mặt, còn lại 8 tỷ đồng được thế chấp bằng "chân” cổ đông cho ông Chương toàn bộ diện tích đất ở xóm Thung 1, Thung 2 bà Hồng đã mua. Tại biên bản bàn giao "sổ đỏ” và hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa ông Tạ Hồng Chương và bà Bùi Thị Hồng ký ngày 8/3/2021 nêu: toàn bộ diện tích đất thổ cư, đất nông nghiệp, lâm nghiệp ở xóm Thung 1, Thung 2 bà Hồng đã mua với tổng số tiền 5 tỷ đồng. Tại thời điểm ngày 3/3/2021, có khách đã trả 10 tỷ đồng, nhưng hai anh em (ông Tạ Hồng Chương và bà Bùi Thị Hồng - NV) cùng thỏa thuận chưa bán. Vì vậy, bà Bùi Thị Hồng mua ngôi nhà số 232, đường An Dương Vương, phường Thái Bình của ông Tạ Hồng Chương sẽ trừ vào 8 tỷ đồng sau khi bán số đất nêu trên. Nếu bán 10 tỷ đồng thì ông Chương hưởng 8 tỷ đồng, bà Hồng nhận 2 tỷ đồng. Sau này, khi chuyển nhượng QSDĐ toàn bộ số đất đã mua tại xóm Thung 1, Thung 2 phải có chữ ký của ông Tạ Hồng Chương và và Bùi Thị Hồng...

Đáng nói, sau khi hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ số nhà 232 cho bà Bùi Thị Hồng, qua nắm bắt thông tin, ông Tạ Hồng Chương mới tá hỏa khi biết 14 GCNQSDĐ và 8 hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ bà Bùi Thị Hồng bàn giao để lấy ngôi nhà của mình không khác gì đống giấy lộn. Bởi toàn bộ diện tích đất ở xóm Thung 1, Thung 2 do bà Hồng mua bán là trái pháp luật. Hơn nữa, nhiều người dân đã có đơn gửi đến các cơ quan chức năng tố cáo hành vi cầm, giữ GCNQSDĐ trái pháp luật của các đối tượng, trong đó có bà Bùi Thị Hồng. Xung quanh vấn đề này, đồng chí Bùi Văn Dương, Trưởng phòng TN&MT huyện Lạc Sơn khẳng định: Việc mua bán, chuyển nhượng QSDĐ giữa bà Hồng và các hộ ở Đồi Thung là trái phép, do bà Hồng không phải là người địa phương, không trực tiếp là người sản xuất nông nghiệp nên không được phép mua đất lúa, đất rừng phòng hộ. 

Có hay không dấu hiệu tội phạm "lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

 Qua tìm hiểu, làm việc với các cơ quan chức năng địa phương liên quan đến công tác quản lý về đất đai đều có chung một quan điểm: việc bà Hồng sử dụng GCNQSDĐ của người dân Đồi Thung để mang đi giao dịch, thế chấp mua bán tài sản khác là hoàn toàn trái pháp luật.

Luật sư Nguyễn Văn Đoàn, Công ty Luật hệ thống dịch vụ pháp lý thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết: Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định việc nhận chuyển nhượng QSDĐ phải đáp ứng được cái điều kiện cơ bản như: Có GCN, đất không tranh chấp, trong thời hạn sử dụng đất, không bị kê biên đảm bảo thi hành án. Về mặt hình thức, việc chuyển nhượng QSDĐ cần được lập thành hợp đồng, có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký vào sổ địa chính. Bên cạnh đó, trường hợp chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp còn đòi hỏi một số điều kiện đặc thù như: bên nhận chuyển nhượng phải trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, đối với chuyển nhượng đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó thì không được nhận chuyển nhượng. Trường hợp thực hiện các giao dịch chuyển nhượng QSDĐ mà không đáp ứng các điều kiện nêu trên là hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, việc nhận chuyển nhượng QSDĐ trồng lúa, đất rừng phòng hộ khi không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật của bà Bùi Thị Hồng đã vi phạm các quy định tại Điều  167, 188, 191, 192, Luật Đất đai năm 2013.

Hơn nữa, "việc bà Hồng sử dụng GCNQSDĐ canh tác (lúa), đất rừng phòng hộ làm tài sản thế chấp để giao dịch mua bán tài sản khác là hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, pháp luật quy định việc thế chấp QSDĐ phải được lập hợp đồng, có công chứng, chứng thực và phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp không tuân thủ các quy định này, việc thế chấp được xác định là vi phạm pháp luật. Đối với vi phạm này, theo quy định pháp luật giao dịch có thể vô hiệu (không có giá trị hiệu lực ngay từ khi giao kết), các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi dẫn đến giao dịch vô hiệu phải bồi thường. Trường hợp có hành vi gian dối, đưa thông tin sai sự thật nhằm chiếm đoạn tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174, Bộ luật Hình sự với khung hình phạt lên tới 20 năm tù hoặc chung thân” - luật sư Nguyễn Văn Đoàn nhấn mạnh.

Về phía UBND huyện Lạc Sơn, trao đổi với đồng chí Bùi Văn Dương, Trưởng phòng TN&MT huyện được biết: UBND huyện giao các cơ quan chức năng và UBND xã Quý Hòa rà soát, báo cáo để UBND huyện xem xét thu hồi, hủy các GCNQSDĐ vi phạm. Còn việc người thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng QSDĐ trái phép, sử dụng GCNQSDĐ mang đi cầm cố, thế chấp để giao dịch, mua bán tài sản khác có dấu hiệu lừa đảo hay không hiện cơ quan Công an đang xác minh, làm rõ. 


Nhóm PV Phòng XDĐ - NC

Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục