(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (MTĐTKD) nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư là 1 trong 4 đột phá chiến lược nhằm phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó đề ra mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 5.000 doanh nghiệp (DN), HTX hoạt động kinh doanh có hiệu quả; khoảng 22.300 hộ cá thể tham gia HTX, tổ hợp tác. Phấn đấu trong 5 năm thu hút các dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn FDI. Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện NQĐH, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế, khơi dậy nguồn lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính


Được sự hỗ trợ của tỉnh, Công ty cổ phần Kim Bôi (thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thuỷ) đã mở rộng nhà xưởng, nâng cấp công nghệ để đa dạng các sản phẩm măng chế biến phục vụ xuất khẩu.

Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (MTĐTKD) nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư là 1 trong 4 đột phá chiến lược nhằm phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó đề ra mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 5.000 doanh nghiệp (DN), HTX hoạt động kinh doanh có hiệu quả; khoảng 22.300 hộ cá thể tham gia HTX, tổ hợp tác. Phấn đấu trong 5 năm thu hút các dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn FDI. Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện NQĐH, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế, khơi dậy nguồn lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. 
Cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính 

Căn cứ NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Chương trình hành động số 01 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 107-CTr/UBND, ngày 17/5/2021 về việc thực hiện NQĐH đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, NQĐH Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Chương trình hành động đề ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó xác định cải thiện mạnh mẽ và thực chất hơn nữa MTĐTKD; tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, có năng lực cạnh tranh cao nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, hướng đến phục vụ người dân, DN, thúc đẩy phát triển KT-XH là một trong những giải pháp mang tính đột phá, chiến lược. 

Là đơn vị trực tiếp tham mưu về xây dựng cơ chế, chính sách, nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động, đề án của tỉnh, công tác cải cách hành chính, thu hút đầu tư, phát triển DN, kinh tế tập thể và nhiều nhiệm vụ khác phục vụ trực tiếp cho phát triển KT-XH của tỉnh, Đảng uỷ, Ban Giám đốc Sở KH&ĐT đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND, ngày 20/6/2022 về thực hiện cải thiện MTĐTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; ban hành Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành.

Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc phụ trách Sở KH&ĐT cho biết: Hành động để cải thiện thực chất MTĐTKD, Sở KH&ĐT đã tham mưu Tỉnh uỷ, UBND tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ) cải thiện MTĐTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh; thành lập BCĐ các dự án trọng điểm của tỉnh và BCĐ tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, DN, hộ kinh doanh. Các BCĐ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành thành viên và giao ban hàng tháng, hàng quý với các nhà đầu tư, DN để đối thoại, trao đổi, nắm bắt thông tin, qua đó kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, nhà đầu tư.

Đặc biệt, xác định cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là một trong những "chìa khoá" quan trọng tạo thuận lợi giúp DN sớm gia nhập thị trường, Sở KH&ĐT đã phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao tỷ lệ giải quyết hồ sơ TTHC mức độ 3, 4 và thực hiện số hoá hồ sơ liên quan đến thủ tục đầu tư ngoài NSNN; triển khai dịch vụ đăng ký DN tại chỗ; cải tiến quy trình TTHC, rút ngắn 30% so với quy định của pháp lệnh hiện hành về thời gian thẩm định trình phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, chấp nhận nhà đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký DN và thời gian thẩm định các chương trình, dự án. Đến nay, 100% hồ sơ đăng ký thành lập DN được thực hiện dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Có 50% TTHC về nộp phí, lệ phí áp dụng thanh toán trực tuyến; cắt giảm 40 - 60% thời gian đăng ký DN, thời gian giải quyết đăng ký thành lập DN còn 1,13 ngày đối với các TTHC có thời hạn 2 ngày và 1,8 ngày đối với các TTHC có thời gian 3,5 ngày. 100% hồ sơ trả kết quả sớm và đúng hạn. tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi

Nhằm tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi để phát triển DN cả về số lượng và chất lượng, UBND tỉnh đã triển khai nhiều chính sách khuyến khích và ban hành kế hoạch hỗ trợ DN nhỏ và vừa hàng năm, đồng thời tạo điều kiện cho các HTX, hộ kinh doanh cá thể phát triển. Hiện nay, đối với các DN FDI đầu tư vào địa bàn, tỉnh đang áp dụng một số cơ chế ưu đãi như thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm; miễn thuế 4 năm, giảm 50% trong 5 - 9 năm; hoặc áp dụng thuế 10% đến miễn thuế cho cả đời dự án. Các dự án còn được miễn toàn bộ thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị nếu Việt Nam chưa sản xuất được. Ngoài ra, các DN trong khu công nghiệp sử dụng từ 10 lao động địa phương trở lên được tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề 1.000.000 đồng/lao động địa phương. 

Các DN FDI và DDI đầu tư vào tỉnh được hỗ trợ nghiên cứu, tìm hiểu các thủ tục đầu tư, khảo sát địa điểm đầu tư; hỗ trợ nhà đầu tư trong việc thiết lập hồ sơ pháp lý và giải quyết TTHC về đầu tư với các cơ quan nhà nước có liên quan; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc của các DN, nhà đầu tư để báo cáo tỉnh chỉ đạo giải quyết kịp thời theo quy định.

Đặc biệt, mới đây, nhằm giúp DN bắt kịp xu thế, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi số cho các DN nhỏ và vừa. Theo lãnh đạo UBND tỉnh, với nguồn vốn hơn 2 tỷ đồng, chương trình hỗ trợ tập trung vào các DN, HTX quy mô nhỏ chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả. Trong đó sẽ tập trung khá nhiều vào tập huấn, nâng cao năng lực cho chủ DN và người lao động. 

Với việc triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó tạo lập môi trường thuận lợi, hỗ trợ hình thành và phát triển DN khởi nghiệp, từ năm 2021 đến tháng 6/2023, toàn tỉnh thu hút được 137 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 103 tỷ đồng; có 1.180 DN đăng ký thành lập mới với số vốn trên 37 nghìn tỷ đồng. Lũy kế đến tháng 6/2023, toàn tỉnh có 734 dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách; có 4.400 DN với số vốn đăng ký khoảng 75 nghìn tỷ đồng, đạt 88% chỉ tiêu NQĐH. 

(Còn nữa)

Đinh Hòa


Các tin khác


Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục