(HBĐT) - Xã Mai Hịch (Mai Châu) trước kia gọi là Mường Hịch, bốn bề rừng rậm, đường gập ghềnh sỏi đá, cuộc sống khó khăn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, Mường Hịch đã có nhiều khởi sắc. Giờ đây, đường bê tông chạy dọc các xóm, nhà văn hóa khang trang, điện lưới, mạng internet đến từng hộ.


Đường giao thông xóm Hịch 2, xã Mai Hịch (Mai Châu) sạch sẽ, thoáng đãng, người dân đi lại thuận tiện.

Đồng chí Hà Văn Bổng, Chủ tịch UBND xã Mai Hịch cho biết: "Đảng ủy, chính quyền xã tập trung lãnh, chỉ đạo người dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa ngành nghề, nêu cao tinh thần gương mẫu, tiên phong của cán bộ, đảng viên. Trong đó tích cực triển khai các đề án, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), tuyên truyền, vận động bà con góp sức người, sức của, đề cao dân chủ, đồng lòng thực hiện các tiêu chí NTM. Qua đó dần thay đổi nhận thức, tư duy, bà con hiểu rõ hơn về XDNTM, khắc phục những khó khăn, hạn chế để xây dựng làng quê ngày càng đổi mới".

Bắt tay vào XDNTM năm 2011, xã đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thu nhập bình quân đầu người mới được 8,3 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo 18,3%. Với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, năm 2016, xã hoàn thành xóa nhà tạm và nhà ở dột nát. Từ năm 2011 - 2019, xã huy động nhiều nguồn lực đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường giao thông, công trình công cộng phục vụ dân sinh, các hộ tích cực hiến đất, đóng góp ngày công, vật liệu và phát triển kinh tế gia đình. Nhờ đó, tháng 1/2020, Mai Hịch đã được đón nhận danh hiệu đạt chuẩn NTM; xóm Hịch 1 đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 40,8 triệu đồng/năm.

Xác định nâng cao thu nhập là yếu tố quan trọng, tiền đề để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, xã chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, đa dạng hóa ngành nghề, dịch vụ du lịch. Ngoài cây trồng, vật nuôi truyền thống, xã canh tác 5ha mặt nước cá dầm xanh, sản lượng khoảng 250 tấn/năm, giá bán 70.000 - 80.000 đồng/kg, đầu ra ổn định. Nhiều hộ chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng ớt chỉ địa cho năng suất, chất lượng cao, được doanh nghiệp hợp đồng thu mua với giá ổn định, bao tiêu trong nhiều năm. Cùng với phát triển nông nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ như sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, dịch vụ vận tải phát triển ổn định, tạo việc làm cho người lao động. Toàn xã có 11 hộ kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng, chủ yếu ở xóm Hịch 1, Hịch 2, Cha Lang với sức chứa mỗi homestay từ 25 - 30 khách; 2 khu nghỉ dưỡng cao cấp, được đầu tư bài bản là Mai Châu Valey Retreat tại xóm Hải Sơn và Mai Sơn De Mai Hịch tại xóm Hịch 2. Ngoài dịch vụ lưu trú, ăn uống, các hoạt động đi bộ, leo núi, thám hiểm hang đá, đạp xe quanh các con đèo, chèo thuyền, lội suối bắt cá... đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách, đặc biệt là khách nước ngoài.

Đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh", xã Mai Hịch vận động người dân đóng góp ngày công, tiền của, vật liệu nâng cấp các công trình hạ tầng, đường nội đồng, ngõ xóm đảm bảo vận chuyển hàng hóa dễ dàng, đi lại thuận tiện. Từ đầu năm đến nay, xã đã huy động nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân xây dựng, làm mới trục đường bê tông xóm Hịch 1, Hịch 2 với tổng mức đầu tư 5,5 tỷ đồng; phát dọn các tuyến hành lang, đào đắp, nạo vét 18km mương, bai, sửa chữa nhiều công trình hư hỏng. Đến nay, cơ bản đường giao thông toàn xã được bê tông hóa, đường nội đồng không lầy lội vào mùa mưa. Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 90%, không có nhà tạm, dột nát…

Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: "Từ những kết quả đạt được, trong thời gian tới, xã tiếp tục vận động người đẩy mạnh sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, tận dụng tối đa các nguồn lực nhằm nâng cao các tiêu chí NTM theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, chú trọng củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn".


Hoàng Anh


Các tin khác


Phục sinh làng Mường trên đất nước triệu voi

(HBĐT) - Tháng 6/2022, chúng tôi từ TP Hòa Bình vào huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa dự giỗ lần thứ 186 cụ Quách Văn Hiệp và ra mắt tập sách "Miền thương nhớ” của cụ Quách Thuận Lương. Các cụ gốc người Mường Khụ, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn). Cụ Quách Văn Hiệp là người có công lãnh đạo dân Mường từ Ngọc Lâu vào khai phá, lập làng vùng Lân Ru (nửa sau thế kỷ XIX), sau là châu Như Xuân và nay là 2 huyện Như Thanh, Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trong chuyến đi này, kỹ sư thủy lợi Quách Tự Hải, nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tiết lộ: "Ở tỉnh Hủa Phăn (Lào) có một làng người Mường sinh sống” làm chúng tôi rất ngạc nhiên và ấp ủ ý tưởng sang Lào tìm hiểu thực hư.

Thú câu cá trên lòng hồ - gạt bỏ những lo toan cuộc sống

(HBĐT) - Lòng hồ sông Đà phong cảnh hữu tình, không chỉ có tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch mà còn là điểm hẹn của những người yêu thích thiên nhiên với những chuyến dã ngoại, thỏa mãn thú vui câu cá.

Gỡ “nút thắt” phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp, linh hoạt cách làm

(HBĐT) - Với những "điểm nghẽn” đã được nhận diện, thời gian qua, Ban chỉ đạo xây dựng Đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) tỉnh Hòa Bình đã kiên trì, sát sao, triển khai đồng bộ các giải pháp, linh hoạt trong cách làm, nỗ lực tạo nên những bước chuyển đáng ghi nhận.

Gỡ “nút thắt” phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 2 - Nhận diện “điểm nghẽn”

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có gần 5.000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và hợp tác xã hoạt động với tổng số trên 81.000 lao động. Tuy nhiên mới có trên 60 doanh nghiệp có tổ chức đảng với gần 1.200 đảng viên. Điều này cho thấy có "điểm nghẽn”, khiến kết quả thực hiện công tác phát triển Đảng ở khu vực kinh tế tư nhân chưa tương xứng.

Gỡ “nút thắt” phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 1 - Đảng viên tiên phong, doanh nghiệp phát triển

(HBĐT) - Phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) là nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Ðảng, phát huy hơn nữa vai trò, sự đóng góp xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai công tác này cho thấy còn những "điểm nghẽn”, cần đồng bộ giải pháp, cách làm để "khơi thông”. Xây dựng tổ chức đảng vững mạnh trong DNNKVNN là tiền đề, cơ sở để tạo động lực thi đua lao động sản xuất. Thực tế cho thấy, tại nhiều doanh nghiệp, lực lượng đảng viên đã phát huy hiệu quả vai trò tiền phong, gương mẫu, nỗ lực sáng tạo, đi đầu trong mọi hoạt động.

Chuyển động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Bài 3 - Đề cao trách nhiệm người đứng đầu giải quyết các điểm nghẽn cản trở sự phát triển

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh đạt mức trung bình của cả nước: Thu ngân sách 10.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững... BTV Tỉnh ủy đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đổi mới chỉ đạo điều hành, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, mở cánh cửa cho Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục