Ông Nam uốn cây tre thành hình bản đồ Việt Nam để tặng cho Phủ Chủ tịch văn phòng Trung ương Đảng và phòng họp Quốc hội

Ông Nam uốn cây tre thành hình bản đồ Việt Nam để tặng cho Phủ Chủ tịch văn phòng Trung ương Đảng và phòng họp Quốc hội

(HBĐT) -  Để hướng đến nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, hơn 6 năm nay, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã uốn 1.000 cây tre ngà thành 1.000 nghìn con rồng vàng, 3 cây tre hình bản đồ Việt Nam và một cây ngâu kết thành chữ Hòa Bình với mong muốn được tặng cho Nhà nước trong dịp kỷ niệm Đại lễ.

 

Làm cây để đi… tặng

 

Hàng ngày, ông Nguyễn Văn Nam vẫn đi làm phu hồ, thợ xây, trồng ngô, trồng sắn như bao người nông dân khác. Thế nhưng khi có thời gian rảnh rồi là ông dồn tâm sức cho việc chăm sóc cây cảnh. Sinh ra và  lớn lên ở xã huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Nơi cái nôi của nghề cây cảnh và xuất thân của của nhiều nghệ nhân làm cây cảnh. Do hoàn cảnh gia đình, ông lên Hòa Bình làm ăn lập nghiệp. Từ đi phụ hồ, làm thợ xây kiếm miếng ăn, ông đã trở thành thợ cả và rồi nhận thầu các công trình xây dựng nhỏ trên địa bàn huyện.

 

Khi công việc dần ổn định, ông bắt đầu sưu tầm và chăm sóc các loại cây cảnh. Ngày ông đi xây tối về ông cắt, tỉa, uốn sửa cây cảnh cả đêm. Ông bảo: Từ trước đến nay tôi thấy Bác Hồ là người mà được rất nhiều người sùng ái nhất. Bất kể già, trẻ, trai, gái, tầng lớp nào cũng yêu quý Bác. Bác đã đem lại cơm áo, độc lập tự do cho nhiều người Việt Nam. Do vậy, để tỏ lòng tôn kính Người, tôi đã uốn tạo một cây xanh thành chữ “Bác Hồ Vĩ Đại”.

 

Khi tác phẩm hoàn chỉnh, ông nghĩ, nếu để cây xanh ở đây thì ít người biết. Ông mong muốn nhiều người biết đến tác phẩm của mình. Ông quyết định dâng tặng tác phẩm của mình cho Nhà nước, cho Lăng Bác Hồ. Ông lặn lội ra Hà Nội, vào Ban quản lý Lăng Bác Hồ tìm người phụ trách để bày tỏ nguyện vọng tặng tác phẩm cho Lăng. Thế nhưng không gặp được ai. Trên đường về, ông đi qua Trung tâm Kiến trúc phong cảnh Việt Nam. Ông vào chơi và gặp bà Thủy, Giám đốc Trung tâm. Nghe chuyện, bà Thủy trả ông 6,5 triệu đồng mua cây để tặng cho trường Nguyễn Đình Chiểu.

 

Sau lần đó, ông và bà Thủy thường xuyên thông tin cho nhau. Dịp đó, cả nước đang chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Việt Nam. Ông uốn một cây xanh có chữ ASEAN dưới tán lá hình bán cầu. Cây xanh thể hiện cho một ASEAN gắn bó keo sơn, đoàn kết và phát triển. Làm xong cây ông chụp ảnh rồi lặn lội hỏi thăm lên tận Văn phòng Chính phủ để trình bày ý tưởng. Văn phòng Chính Phủ đồng ý và đưa xe về tận nhà ông để nhận cây. Sau khi nhận cây, ông được Văn phòng Chính phủ gửi thư cảm ơn.

 

Vui mừng vì thành quả của mình được Nhà nước tiếp nhận, ông Nam tiếp tục tạo thêm 9 cây xanh có dòng chữ ASEAN để tặng Bộ Ngoại giao và các nước ASEAN.  Tại Hội nghị Pháp Ngữ được tổ chức tại Hà Nội, ông cũng tặng cho nước Pháp và Trung Quốc cây xanh thể hiện phương châm của hội nghị. Trong dịp tổ chức SEGAME 22 tại Việt Nam, ông Nam đã uốn cây tre ngà để tặng cho 22 nước tham dự. Mỗi chậu uốn 2 cây tre cuộn vào nhau thể hiện 22 con rồng gắn bó đoàn kết bên nhau. Thấy ý tưởng mới lạ và độc đáo, Ủy Ban Thể dục thể thao Việt Nam đã trưng bày 22 chậu cây này và đặt trước khán đài A trong suốt quá trình tổ chức Đại hội.

 

Đồng nát “nuôi” nhân tài

 

Mặc dù đã làm ra nhiều cây cảnh để rồi mang đi… tặng, thế nhưng ông Nam vẫn đang sống khá khó khăn. Ông bảo: Hiện tôi vẫn đang sống phụ thuộc vào việc vợ tôi chuyên đi thu mua phế liệu. Nghèo là thế, nhưng ông lại đang sở hữu một tác phẩm lên tới vài tỷ đồng. Những năm trước, trong một lần đi làm, ông tìm thấy ở xã Đoàn Kết có một cây lộc vừng. Cây dáng trực và có 2 cây con bên cạnh. Cả cây được ôm một khối đá vững trãi. Cây to, tán lá rộng trùm lên che chở cho cây con. Theo giới chơi cây cảnh thì đây là một cây tự nhiên có dáng hiếm thấy và là của “độc” trong giới sinh vật cảnh. Cây có độ tuổi khoảng vài trăm năm. Nhiều người đã trả ông giá hơn 1 tỷ đồng nhưng ông không bán. Cách đây vài hôm cũng có một đại gia sành chơi cây ở Hà Nội nghe tin đã về tận quê ông ở Nam Định xem. Ông không có nhà, người đó đã tìm địa chỉ lên tận Yên Thủy gặp ông và trả giá 1,8 tỷm nhưng ông vẫn lắc đầu. Với ông, giá trị không chỉ là số tiền mà người ta đề nghị trả cho ông, mà quan trọng hơn là ông đang giữ những món quà giá trị khác mà không phải ai cũng có được. Ông Nam đã có gần 20 thư cảm ơn của các cơ quan Trung ương và nhiều nước trên thế giới được ông tặng cây. Trong lần tặng cây cho đại sứ quán Trung Quốc, ông được tặng lại một bộ ấm chén và một chiếc bình cổ. Nghe được tin này, giới săn đồ cổ đến tận nhà ông trả vài chục triệu bộ ấm chén và chiếc bình cổ đó nhưng ông không bán.  

     

 Nghìn rồng hướng về thủ đô

 

Cuối tháng 12/2009, ông liên hệ với Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội để tặng 1.000 con rồng uốn bằng tre, 2 cây tre uốn hình bản đồ Việt Nam và một cây ngâu hình quả cầu có chữ Hòa Bình. Ban đầu ông đề xuất trưng bày 1.000 con rồng trong chậu hình hoa sen xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm. Nhưng Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia cho biết công tác bảo vệ rất khó khăn nên không thể trưng bày ở đó được, nơi trưng bày hợp lý nhất là Lăng Bác. 

 

Để uốn được 1.000 con rồng này ông đã mất gần 6 năm trời. Ông nghĩ, cây tre đã gắn bó với người Việt Nam ta từ ngàn năm, từ thời vua Hùng, Thánh gióng đến bây giờ. Ban đầu thì ông trồng tre xanh để uốn. Nhưng cây tre xanh vốn giòn, hay gãy nên ông đã đi xin và nhân giống cây tre ngà. Khi cây mọc măng, ông đã uốn theo ý tưởng của mình. Vào dịp mùa măng mọc, ông suốt ngày ở ngoài vườn, nhiều khi mưa gió cũng khoác áo mưa để uốn tre. Măng tre mọc từng ngày. Để uốn 1.000 cây tre này, ngày nào ông cũng phải uốn. Cây càng già thì con rồng càng đẹp.

 

Việc làm này xuất phát từ ý tưởng Hà Nội là đất Thăng Long xưa (rồng lên) nhưng rồng không bay đi mà luôn ở lại với Hà Nội là thủ đô của cả nước. Nhân dịp này, ông muốn hiến tặng 3 cây tre đã uốn hình bản đồ Việt Nam cho Phủ Chủ tịch, Văn phòng Trung ương Đảng, phòng họp Quốc hội. Đặc biệt, ông muốn hiến tặng cho Phủ Chủ tịch một cây ngâu hình tròn tượng trưng cho trái đất, trên đó có chữ Hòa Bình. Theo ông, Hà Nội được phong là thành phố Vì Hòa Bình, cũng như ước nguyện Hòa Bình của toàn trái đất. Nếu không có người chăm tỉa những chậu cảnh này thì ông đứng ta chăm sóc, sửa tỉa để cây luôn xanh tốt và tồn tại mãi mãi. Mỗi năm ông sẽ bổ sung thêm một châu thể hiện sự trường tồn của Thăng Long- Hà Nội. 

 

                                                                          Việt Lâm

   

Các tin khác


Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục