Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân tộc Giàng Seo Phử và lãnh đạo tỉnh, ngành, huyện Mai Châu hòa cùng niềm vui đón Tết cổ truyền với đồng bào dân tộc 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân tộc Giàng Seo Phử và lãnh đạo tỉnh, ngành, huyện Mai Châu hòa cùng niềm vui đón Tết cổ truyền với đồng bào dân tộc 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

(HBĐT) - Cây đào trước sân nhà chợt nở bung những chồi non lộc biếc. Vậy là mùa Xuân đã về. Tạm gác những lo toan thường nhật nơi phố thị náo nhiệt tôi lại lên ăn Tết với bà con người Mông ở hai xã Hang Kia, Pà Cò, (Mai Châu).

 

Tết cổ truyền của đồng bào Mông được tổ chức trong mười ngày đầu của tháng Chạp hàng năm. Xuân về, làm cho cuộc sống ở khắp các bản làng nơi vùng cao quanh năm mây phủ này rộn ràng hơn. Song vui nhất vẫn là ngày mồng một Tết. Trong lãng đãng của sương mù và mưa phùn, từng đoàn thiếu nữ xúng xính trong những bộ quần áo đẹp nhất cùng nhau đi chơi xuân. Chúng tôi gặp bà Khà Y Tình ở bản Thung Mặn, xã Hang Kia dẫn bốn cháu nhỏ đi chơi Xuân. Bà niềm nở:

 

  - Chào cán bộ. Chào bộ đội Hùng!

 

    Đưa tay xoa đầu các cháu nhỏ bẽn lẽn nép bên cạnh mình, bà Khà Y Tình nói tiếp: - Cháu mình đấy. ở nhà còn hai đứa nhỏ không đi được đâu. Nhà mình năm nay được mùa nên có cái Tết to lắm. Vui lắm!

 

Bộ đội Hùng của bà Khà Y Tình chính là Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh có nhiều năm gắn bó gây dựng phong trào trên vùng đất này cho chúng tôi biết, trước đây nhà bà Khà Y Tình thuộc diện nghèo nhất xã Hang Kia. Con trai bà bị kẻ xấu lôi kéo sa vào nghiện hút. Mọi thứ trong nhà đều đội nón ra đi. Khi Đoàn công tác của Bộ CHQS tỉnh về làm công tác vận động quần chúng tại xã đã động viên, thuyết phục gia đình đưa anh về TP Hòa Bình cai nghiện. Sau khi cai nghiện thành công, anh ta trở về tu chí làm ăn, kinh tế gia đình dần khá lên. Cũng từ đấy, nhà bà Khà Y Tình trở thành chỗ đi lại thân quen của cán bộ, chiến sỹ Bộ CHQS tỉnh mỗi khi về địa bàn công tác. Theo Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, 2 xã Hang Kia, Pà Cò có hơn 900 hộ dân, hơn 5.000 nhân khẩu là người Mông sống tập trung ở 13 bản. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng các cấp, ngành của tỉnh và huyện Mai Châu thông qua các Dự án giảm nghèo, Chương trình 135, 134 và Nghị quyết số 37-NQ/T.ư của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010, đời sống vật chất, tinh thần của đồng Mông từng bước được cải thiện. Những năm gần đây, đồng bào người Mông ở hai xã đã tập trung trồng ngô, dong riềng, su su, chè San tuyết và một số cây ăn quả khác cho thu hoạch khá. Phần lớn hộ gia đình trồng ngô đều có thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/hộ/năm, một số ít hộ có thu nhập lên tới 60 triệu đồng/năm.  Công ty TNHH Phương Huyền ở thành phố Hòa Bình lên thu mua búp chè tươi, mở xưởng chế biến chè Shan tuyết tại xã Pà Cò, bà con trong xã cũng tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng với hơn 50% số hộ trong xã trồng với khoảng 36ha chè. Trong năm 2010, thu nhập từ 36 ha chè Shan tuyết và hơn 1.000 cây chè cổ thụ ở núi Pà Háng đạt gần 7 tỷ đồng, chiếm hơn 1/3 tổng nguồn thu của người dân toàn xã. Theo đó, kinh tế của xã dần ổn định. Toàn xã có hơn 20 hộ dân làm kinh tế giỏi. Tương tự, tổng giá trị sản xuất ở Hang Kia ước đạt 17,26 tỷ đồng, có 17 hộ làm kinh tế giỏi. Cũng trong năm 2010, thông qua các Chương trình 135, 134 và Dự án định canh định cư, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho hai xã gần 7,5 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông bản Cang và trường THCS ở xã Pà Cò; công trình cấp nước sạch, hệ thống đường điện đến các xóm Thung Mặn, Thung ằng và Thung Mài ở xã Hang Kia. Mới đây, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã bàn giao cho hai xã đưa vào sử dụng 2 trạm tiếp sóng truyền hình trị giá gần ba tỷ đồng. Theo đó đã có 10/13 bản, gần 2.000 hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Các cụm dân cư đều có bể chứa nước sinh hoạt. Hệ thống trường tiểu học, trung học cơ sở và trường nội trú của hai xã được xây dựng bảo đảm cho mọi trẻ em đến trường. Các trạm y tế quân dân kết hợp, thu phát sóng truyền hình, điểm bưu điệm văn hóa xã phục vụ tốt các yêu cầu của nhân dân. Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn hai xã cơ bản ổn định.

 

 Để chuẩn bị đón mừng xuân Tân Mão 2011, trước đó, các anh bộ đội của tỉnh đã về cùng đoàn viên thanh niên trong hai xã làm vệ sinh môi trường, san lấp hàng trăm m2 ổ gà, đào gần 1500 m rãnh thoát nước và đổ bê tông 2km đường liên xã, tạo điều kiện thuận tiện cho bà con đi lại và giao lưu hàng hóa, làm cho bộ mặt của bản làng thêm khởi sắc. Bà con càng vui hơn khi được đón ông Chủ tịch ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử ở T.ư lên chúc Tết cổ truyền của dân tộc mình. Quà Tết của ông Giàng Seo Phử gửi tặng đồng bào là áo ấm, chăn bông với mong muốn không để một người dân nào phải chịu cảnh rét mướt trong những ngày đông giá lạnh. ông bảo, đó cũng là tấm lòng Đảng, Chính phủ đối với người Mông ta. Nhận tấm chăn bông thơm nồng mùi vải mới, ông Già A Giơ xúc động nói:

 

    - Mình ơn Đảng, Nhà nước nhiều lắm. Mình sẽ khuyên bảo con cháu và mọi người trong bản không để bọn xấu lôi kéo làm điều xâu, phải chịu khó lao động sản xuất, giữ yên bảng làng để cán bộ vui lòng!.    

 

  Bên bếp lửa hồng cùng nâng chén rượu ngô thơm nồng trong hương xuân của núi rừng Tây bắc, Bí thư Đảng ủy xã Pà Cò Sùng A Mùa bảo: Tết của người Mông năm nay cũng là lúc ở Hà Nội tổ chức Đại hội Đảng nên bà con càng thêm vui. Đảng, Nhà nước đã cho người Mông ở Hang Kia, Pà Cò trường học, trạm xá, truyền hình rồi, chỉ mong trong năm tới tỉnh, huyện cho xây xong 3 bể nước, mở cái đường từ hai xã ra đường sáu để bà con đi lại thuận lợi hơn. Bộ đội Hùng và cán bộ nói giúp người Mông mình nhé.

 

 

                                                                                  Ngọc Oanh

 

Các tin khác


Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục